0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 09/12/2020 11:52 (GMT+7)

Chi khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 30/11, ngân sách Nhà nước đã chi khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Ngày 8/12, Bộ Tài chính thông tin tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) và công tác quản lý, điều hành thu, chi NSNN. Theo đó, tổng thu cân NSNN thực hiện tháng 11 ước đạt 108,94 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng năm 2020 ước đạt 1.260,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán, giảm 7,8% so cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, thu nội địa đạt 1.067 nghìn tỷ đồng, bằng 84,4% dự toán, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019; thu từ dầu thô ước đạt 31,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5% dự toán, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2019; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 161,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6% dự toán, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2019…

Chi khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19
Chi khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

TP. HCM - đầu tầu kinh tế số 1 của cả nước - có tổng thu ngân sách ước đạt 86,7% dự toán. Trong khi đó, tổng chi NSNN 11 tháng đạt 1.369,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,4% dự toán, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, chi đầu tư phát triển đạt 71,4% dự toán (tính cả kế hoạch vốn năm 2019 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2020 và số kế hoạch giao bổ sung trong năm, đạt 63,49% kế hoạch được giải ngân năm 2020); chi trả nợ lãi đạt 80% dự toán; chi thường xuyên đạt 87,9% dự toán.

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 30/11, NSNN đã chi khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Ngân sách trung ương đã sử dụng hơn 4,54 nghìn tỷ đồng dự phòng để chi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và dịch tả lợn châu Phi (trong đó hỗ trợ 9 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả bão, lũ và 11 tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả mưa đá, dông lốc, lũ quét, sạt lở đất tổng số tiền 1,63 nghìn tỷ đồng).

Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp gần 32,95 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.

Mặc dù nguồn thu ngân sách hụt giảm, song nhờ chủ động trong điều hành nên cân đối ngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương vẫn được đảm bảo.

Tính đến hết tháng 11/2020, Bộ Tài chính đã phát hành được gần 290 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,81 năm, lãi suất bình quân 2,9%/năm (bình quân năm 2019 là 4,51%/năm).

Trước tình hình thu NSNN trong năm 2020 dự báo giảm mạnh, tại Nghị quyết số 128/2020/QH14 về dự toán NSNN năm 2021, Quốc hội đã quyết nghị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về dự toán NSNN năm 2020. Cụ thể, tăng bội chi ngân sách Trung ương 133,5 nghìn tỷ đồng để bảo đảm dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng giao Chính phủ phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để giảm bội chi NSNN, thực hiện huy động vay bù đắp bội chi phù hợp với tiến độ thu và dự kiến giải ngân ngân sách trung ương năm 2020.

Trong năm 2020, không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng...

Bộ Tài chính cho biết trong tháng cuối năm sẽ tiếp tục tổ chức điều hành các giải pháp thu nhằm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2020; tăng cường quản lý thu trên địa bàn, chống thất thu, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của các chi cục trực thuộc; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, trong điều kiện thu NSNN giảm, một số khoản chi phát sinh tăng lớn, nên để đảm bảo cân đối NSNN, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục triệt để tiết kiệm chi.

Chính phủ đã kiên quyết cắt tối thiểu 70% công tác phí trong nước, nước ngoài, tiết kiệm thêm 10% kinh phí thường xuyên ngoài lương và các khoản tiết kiệm khác, với số tiền tiết kiệm được khoảng 17,4 nghìn tỷ đồng.

Năm 2020, việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh, nhưng nhờ dư địa tài khóa chúng ta tích lũy được qua 4 năm 2016 - 2019 do thực hiện tái cơ cấu lại NSNN, quản lý an toàn nợ công nên vẫn đảm bảo được yêu cầu chi tiêu cho các nhiệm vụ quan trọng, kể cả các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai, dịch bệnh, cho quốc phòng an ninh và đảm bảo nguồn cho đầu tư phát triển theo dự toán năm 2020. Đây là yếu tố quan trọng để kích cầu trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Chi khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023