0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Chủ nhật, 09/08/2020 11:46 (GMT+7)

Bàn cách đưa cá tra An Giang sang Nga

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với tỉnh An Giang để bàn giải pháp kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá tra ra thị trường miền Bắc, xuất khẩu.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang, toàn tỉnh hiện có 11 cơ sở sản xuất cá tra bột (1 Trung tâm giống Thủy sản và 10 cơ sở sản xuất cá tra bột). Tổng đàn cá tra bố mẹ hiện tại khoảng 44.800 con, đàn cá bố mẹ hậu bị 18.000. Với tổng đàn cá tra bố mẹ hiện có, khả năng cung ứng được khoảng 6,8 – 10 tỷ bột/năm, cung cấp cho nhu cầu ương cá tra giống của các hộ nuôi trong tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, diện tích cá tra đang nuôi của tỉnh đạt 1.119 ha; diện tích thu hoạch cá tra 853 ha. Sản lượng cá tra thu hoạch 273.939 tấn, bằng 120% so với cùng kỳ năm 2018.


ssa

Cá tra là thế mạnh của An Giang

Hiện, An Giang có 17 nhà máy chế biến thủy sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với tổng công suất hơn 230.000 tấn/năm. Sản phẩm chế biến là cá tra phi lê đông lạnh, nguyên con, cắt khúc,... Sản lượng cá tra xuất khẩu 7 tháng năm 2019 đạt 70.000 tấn, tương đương 168 triệu USD, tăng 4,81% về lượng và tăng 4,65% về kim ngạch.

Về thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh trong quý I/2020, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là thị trường Châu Á, chiếm 51,6% trong tổng lượng xuất khẩu trực tiếp. Kế đến là châu Mỹ (chiếm 31,47%). Tỷ trọng còn lại xuất khẩu qua các nước châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.

Trong đó, thị trường Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với thủy sản xuất khẩu An Giang. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên sản lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường này giảm mạnh.

Hôm nay 7/8, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã đến làm việc với tỉnh An Giang để bàn giải pháp kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá tra ra thị trường miền Bắc, xuất khẩu sang thị trường Nga.

Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp cho rằng việc tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước rất quan trọng, nó giúp người tiêu dùng có được sản phẩm tốt, đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt các sản phẩm từ cá tra giá cả rất hợp lý có thể đưa ra thị trường, các bếp ăn tập thể tại các trường học, doanh nghiệp.

Để làm được việc này cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và hợp tác giữa các doanh nghiệp. Riêng thị trường Nga thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng xuất khẩu nên có hệ thống kênh phân phối nếu các doanh nghiệp hợp tác sẽ thuận lợi trong tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này.


sa

Nâng cao chất lượng cá cho xuất khẩu


Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng nông nghiệp là thế mạnh của ĐBSCL, trong đó đầu tiên là thủy sản rồi đến cây ăn trái, lúa gạo. Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong đó có cá tra phải có thị trường trong nước và nước ngoài. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã khắc phục lỗi trước đây, kết nối doanh nghiệp tăng cường quảng bá, chế biến phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Theo Thứ trưởng, để ngành cá tra phát triển bền vững cần phải xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá tra tập trung, xây dựng thành một chuỗi sản xuất hoàn chỉnh từ con giống đến xuất khẩu. “Trong xu thế chung hiện nay chúng ta phải kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Cần hoàn thiện nâng cao chuỗi sản xuất, chế biến, thông qua truyền thông để quảng bá giúp đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu”- Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - Trần Anh Thư khẳng định: Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng An Giang vẫn xác định thủy sản là ngành hàng chủ lực nên tiếp tục tập trung tái cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Bàn cách đưa cá tra An Giang sang Nga. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới