0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 11/01/2022 09:27 (GMT+7)

300.000 tấn thanh long không có đầu ra chính là hậu quả của việc xuất khẩu tiểu ngạch

Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam nên xuất khẩu nông sản chính ngạch, vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nghe và ồ ạt xuất đi đường bộ, gây nên tình trạng ùn tắc cửa khẩu.

tm-img-alt

Theo Bộ NN&PTNT, nhiều cửa khẩu của các tỉnh phía Bắc bắt buộc phải đóng cửa bởi chính sách "Zero COVID" từ Trung Quốc ,hàng nghìn xe nông sản ùn ứ ở cửa khẩu.

Việc Trung Quốc bất ngờ thông báo dừng nhập khẩu thanh long đến hết ngày 26/1 vì phát hiện virus Sar-CoV-2 trên bao bì khiến 300.000 tấn trái cây này đang vào vụ nhưng chưa có đầu ra, bà con nông dân Việt Nam khóc ròng.

Theo ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit cho biết phía Trung Quốc đã nhiều lần khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thanh long theo hình thức chính ngạch, vận chuyển bằng đường biển và kiểm soát virus Sars-CoV-2 trên quả thanh long và các thùng hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nghe và chỉ xuất đi đường bộ, gây ùn ứ cửa khẩu.

"Khi Trung Quốc thực hiện "Zero COVID", nếu họ phát hiện virus trên trái cây, thùng hàng sẽ tạm dừng nhập khẩu. Còn Trung Quốc không cấm mình xuất khẩu, hàng chính ngạch vẫn đi bình thường", ông Huy nói.

Trung Quốc là đất nước có kinh tế phát triển thứ hai và dân số lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với số lượng rất lớn.

"Thực tế, xuất khẩu đi 50 nước gần đó cũng không bằng một nước Trung Quốc.

Tổng sản lượng trái cây các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản hay Hàn Quốc chỉ bằng hai ngày xuất sang Trung Quốc. Mặt khác, xuất khẩu trái cây sang thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc đều có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong khi Trung Quốc chưa có quy định này,

Người dân và doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng, giảm tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng yêu cầu của thị trường 1 tỷ dân bất cứ lúc nào. Đặc biệt, Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu phía bạn đặt ra chứ không thể yêu cầu ngược lại phía nước bạn.

Ông Huy cũng so sánh việc phát triển thị trường xuất khẩu ở châu Âu để thấy Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nông sản Việt Nam."Tôi vừa xuất khẩu một container hàng, thời gian dự kiến đi tàu là 26 ngày nhưng thực tế mất 45 ngày, đến nơi hàng hóa đã hư hỏng 60%. Chưa kể, việc trì hoãn booking, giá cước…", ông Huy nói.

Đại diện Hoàng Phát Fruit cho rằng Bộ NN&PTNT và các địa phương cần tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp thêm thông tin về thị trường Trung Quốc.

Bạn đang đọc bài viết 300.000 tấn thanh long không có đầu ra chính là hậu quả của việc xuất khẩu tiểu ngạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.