0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 03/01/2022 16:49 (GMT+7)

Xây dựng thị trường chứng khoán phát triển chất lượng, bền vững

Mới đây, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết, năm 2022 sẽ tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm mới nhằm phát triển bền vững, chuyên nghiệp, tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế, hội nhập với thị trường thế giới.

Dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường 

Bước sang năm 2022, với sự quyết tâm và các giải pháp của Chính phủ tiếp tục ổn định tình hình vĩ mô, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục phương châm xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, với mục tiêu tập trung hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường, xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán năm 2030, lộ trình sắp xếp lại các khu vực của thị trường chứng khoán, hiện đại hoá hạ tầng công nghệ phục vụ quản lý, giám sát giao dịch.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đặc biệt, Chủ tịch Trần Văn Dũng cho biết, năm 2022 sẽ tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm mới nhằm phát triển bền vững, chuyên nghiệp, tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế, hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Từ đó, tạo nền móng vững chắc để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, phát triển mạnh mẽ hơn, chất lượng hơn và bền vững hơn.

Trước đó, tại toạ đàm về chứng khoán, ông Trần Văn Dũng cho biết, từ nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhiều ngân hàng trung ương các nước bắt đầu hạ lãi suất và đồng loạt đưa ra các gói hỗ trợ, kích thích nền kinh tế. Trong bối cảnh "bình thường mới" như vậy, làn sóng nhà đầu tư F0 đã hình thành. Điển hình như tại Mỹ, mặc dù số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán vốn đã chiếm số lượng lớn trên tổng dân số, nhưng vẫn có nhiều người mới tham gia, thậm chí còn tăng kỷ lục.

Tương tự, tại Việt Nam, con số 1,5 triệu tài khoản chứng khoán mở mới là một kỷ lục. Đáng chú ý, chất lượng tài khoản mở mới cũng cao hơn hẳn so với trước kia về quy mô giao dịch và tỷ lệ ký quỹ (vay margin).

Về dự báo thị trường thời gian tới, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tỏ ra khá quan ngại đối với lạm phát khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ dần hiện hữu tại ngân hàng trung ương các nước. Hiện nay, nguy cơ lạm phát đến trực tiếp từ chính sách tiền tệ chưa nhiều, nhưng gián tiếp thì nhiều rồi. Ví dụ như giá dầu, giá vận chuyển… khiến chi phí doanh nghiệp tăng và sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết đang chững lại. Cụ thể, hơn 80% doanh nghiệp niêm yết vẫn có lãi, tuy nhiên trong quý 2/2021, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 67%; đến quý 3/2021 chỉ tăng trưởng 33% so với cùng kỳ.

Mặc dù có những tín hiệu khả quan nhưng theo ông Dũng, dịch bệnh Covid-19 khi tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đối với biến chủng Omicron vừa xuất hiện tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến thị trường.

Việt Nam dự kiến có thể đạt mức tăng trưởng GDP từ 6-6,5% năm 2022

Được biết, quý IV/2021 vừa qua, đã tăng trưởng trở lại, đạt 5,22% với sự phục hồi của cả 3 khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ. Trong đó, khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản quý IV tăng 3,16%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,61% và dịch vụ tăng 5,42%. Kết quả tăng trưởng GDP quý IV đã tạo sức bật cho nền kinh tế theo hình chữ V so với mức âm hơn 6,0% trong quý III, nhờ đó, GDP cả năm 2021 đã đạt mức 2,58%.

Mặc dù mức tăng trưởng này không cao bằng mức 2,91% của năm 2020, nhưng cũng khẳng định được nhịp tăng, giữ được mức tăng trưởng phù hợp, tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ, tiêu cực đến tăng trưởng GDP quý III.

Trao đổi về vấn đề này, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, Việt Nam có thể phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,3% - 6,5% trong năm 2022, nhờ chương trình phục hồi kinh tế, tận dụng FTAs.

Việc bắt tay vào thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, gắn với những hành động quyết liệt hơn nhằm thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tận dụng cơ hội từ các FTA, cải cách kinh tế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Một nội dung quan trọng khác là việc triển khai thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó khai thác sớm những cơ hội từ kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Một vấn đề cần được lưu tâm là Chương trình phục hồi và hỗ trợ kinh tế cần các biện pháp tài khóa và tiền tệ ở quy mô đủ lớn và cần thực hiện sớm để tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Nếu thực hiện hiệu quả các yêu cầu này, tác động đối với tổng cung của nền kinh tế và sức sống của cộng đồng doanh nghiệp sẽ rất tích cực, chênh lệch tổng cung - tổng cầu sẽ không lớn và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô có thể được kiểm soát.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì đà cải cách môi trường đầu tư – kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi hơn, nuôi dưỡng sự “hứng khởi kinh doanh” nhiều hơn. Không nên xem đây là nhóm biện pháp bổ trợ mà phải coi là một phần quan trọng, là những giải pháp thiết thực song không tốn kém chi phí cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng thị trường chứng khoán phát triển chất lượng, bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023