0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 30/12/2022 12:50 (GMT+7)

Việt Nam ở đâu trên bản đồ du lịch Đông Nam Á?

So với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore… thì lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn rất thấp so với tiềm năng.

Vậy nguyên nhân là do đâu và có những giải pháp gì để nâng cao thương hiệu của Việt Nam trên bản đồ du lịch các nước trong khu vực?

Tại Hội thảo “Hợp tác Hàng không - Du lịch: Kết nối điểm đến toàn cầu” diễn ra ở TP Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết Việt Nam mở cửa du lịch sớm. Tuy nhiên, trong khi du lịch nội địa phục hồi mạnh, số lượng du khách vượt kế hoạch đề ra thì du lịch quốc tế vẫn có "điểm nghẽn".

Phát biểu tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết khi Thái Lan ước đạt được kế hoạch đón 10 triệu khách quốc tế trong năm 2022. Malaysia chính thức mở cửa cho khách quốc tế từ 1/4/2022 đang nỗ lực quảng bá thu hút khách quốc tế để đạt mục tiêu đón 9,2 triệu khách quốc tế.

Đối với Singapore, Covid-19 được cho là yếu tố để quốc đảo này tăng tốc chuyển đổi số nhằm một mặt kiểm soát, giảm thiểu hậu quả của đại dịch, mặt khác nhằm nhanh chóng cán đích trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới và có kế hoạch đón 6 triệu khách quốc tế năm 2022.

Còn Việt Nam, tính chung cả năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, đạt 70% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm, rất thấp so với tiềm năng.

c9e033d55c188446dd09
Tổng Cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại hội thảo.

Ông Khánh nhấn mạnh: “Để ngành du lịch đạt chỉ tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, vai trò của hàng không là rất lớn, du lịch và hàng không là mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời trong quá trình phát triển của cả hai bên”.

Cũng tại hội thảo, một trong những ý kiến nhận được sự đồng tình cao của các đại biểu là ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam.

Về ý kiến cho rằng, du lịch Việt Nam "đi trước, về sau", ông Cao Trí Dũng thẳng thắn: Chúng ta chỉ đi trước việc mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022. Chúng tôi đánh giá cao động thái này của Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan. Nhưng thủ tục visa, chính sách visa; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật sau dịch... liên quan tới các địa phương và các bộ, ngành khác thì lại đi sau, thậm chí đi sau rất nhiều nước trong khu vực.

"Bởi vậy, nếu chỉ nói chúng ta "đi trước" mà chỉ tính đến việc mở cửa sớm để rồi nói "về sau" thì chưa thỏa đáng và chính xác", ông Dũng khẳng định.

da4eef2e89e351bd08f2
Hội thảo kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, nút thắt đang gặp phải của các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch trong nước.

Theo ông Dũng, rất nhiều thách thức, "điểm nghẽn" để thu hút du khách quốc tế đòi hỏi các bộ, ngành cùng các địa phương chung tay phối hợp giải quyết. Ngay cả vấn đề quảng bá du lịch Việt Nam tại nước ngoài, các nước trong khu vực như Maylaysia, Singapore... cũng đi trước chúng ta hàng chục năm và được đầu tư với số tiền rất lớn.

Còn đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay đến thời điểm hiện tại, thị trường hàng không quốc tế đã có hơn 63 hãng hàng không thường lệ nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác hành khách trên 154 đường bay quốc tế, kết nối 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đến 5 điểm của Việt Nam là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc.

Năm 2023 dự kiến vận chuyển quốc tế đạt 34 triệu hành khách, tăng 3 lần so năm 2022 và bằng 83% so năm 2019.

31542bd47319ab47f208
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác hàng không – du lịch: Kết nối điểm đến toàn cầu".

Trong thời gian tới, ngành hàng không sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát và kiên trì trong việc tìm hiểu thông tin, trao đổi làm việc với các nhà chức trách hàng không Trung Quốc, Ấn Độ tạo điều kiện về mặt pháp lý cho hoạt động khai thác của các hãng hàng không Việt Nam đến các quốc gia này.

Đồng thời, tạo điều kiện cho hoạt động khai thác quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là việc khai thác cảng hàng không quốc tế; khuyến khích các hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế đến các cảng hàng không quốc tế khác ngoài Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Nghiên cứu việc thiết lập đường bay không lưu quốc tế đến cảng HKQT Cát Bi và xem xét, công bố cảng hàng không Liên Khương là cảng HKQT để tạo điều kiện cho hoạt động khai thác quốc tế của các hãng hàng không đến các cảng hàng không này.

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ xem xét các quy định đối với visa cho khách du lịch quốc tế theo hướng nới lỏng (tăng thời hạn lưu trú và mở rộng phạm vi các quốc gia được miễn visa nhập cảnh Việt Nam); xem xét có chính sách khuyến khích, phát triển các loại hình kinh doanh hàng không chung để phục vụ khách du lịch…

Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam ông Nguyễn Trùng Khánh cũng đưa ra những giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển và thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.

Ông Khánh cho biết: “Theo ước tính của doanh nghiệp lữ hành, giá vé máy bay thường chiếm 1/3 chi phí chương trình du lịch. Vì vậy, hàng không và du lịch tiếp tục ‘’bắt tay’’ để đầu tư, xây dựng các gói combo sản phẩm du lịch có chất lượng, giá cả phù hợp, hợp tác đầu tư khai thác các dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam.

Tập trung triển khai thật tốt chiến dịch xúc tiến, quảng bá ‘’Live fully in Viet Nam” (Sống trọn vẹn tại Việt Nam) mang lại những hoạt động du lịch - hàng không an toàn và trải nghiệm trọn vẹn tới du khách. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển hàng không - du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và hàng không; phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn nhân lực…

a586579d2250fa0ea341
Mục tiêu Việt Nam sẽ đón khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2023.

Hội thảo kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, nút thắt đang gặp phải của các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch trong nước, qua đó mang đến những gam màu tươi sáng cho ngành du lịch Việt Nam trong tương lai.

Phan Nguyên

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam ở đâu trên bản đồ du lịch Đông Nam Á?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023