Việt Nam hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á
Trong quý I-2020, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 25% dự toán, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, với các tiêu chí xếp hạng dựa trên: Số lượng khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Chất lượng của các startup và tổ chức này; Môi trường kinh doanh; Việt Nam đã tăng ấn tượng 13 bậc lên xếp hạng 59 thế giới về hệ sinh thái startup.
Đứng đầu thế giới về hệ sinh thái startup vẫn là Mỹ với số điểm 123,167, bỏ xa 3 nước xếp thứ 2,3,4 là Anh (24,406), Israel (19,408) và Canada (17,720).
Trong khi đó, New Zealand đã giảm 21 bậc về hạng 47, tương tự Indonesia và Thái Lan cũng đánh mất lần lượt 13 và 17 hạng xuống vị trí thứ 54 và 50. Với vị trí thứ 13,điều này cho thấy, Việt Nam đang thực sự trở thành một ngôi sao sáng.
Theo dự báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Việt Nam sẽ có ít nhất 10 startup "kỳ lân" - được định giá 1 tỷ USD vào năm 2030
Tính riêng theo từng thành phố, Thủ đô Hà Nội, đã lọt vào top 200 thành phố trên toàn cầu sau khi nhảy 33 bậc lên hạng 196, trong khi TP.HCM đã xếp vị trí 225 trong khi năm trước TP.HCM không có trong danh sách này. Có hai thành phố có quy mô như vậy là một phần thưởng lớn cho các startup Việt Nam, StartupBlink hy vọng nhiều thành phố khác của Việt Nam có thể tham gia vào danh sách trong các năm tới.
Trước đó, Tp. HCM cũng đã hoàn thiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2021-2025 nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ và trở thành cái nôi của cộng đồng khởi nghiệp trong cả nước.
Theo các chuyên gia, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam phát triển mạnh nhờ quy mô của nền kinh tế quốc gia đang ngày một được mở rộng. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp địa phương thành công và có lợi nhuận ngay trên sân nhà.
Tất nhiên, để thực sự trở thành một trung tâm khởi nghiệp có vị thế, Việt Nam sẽ cần tới những chính sách mở trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng những như các startup "hạt giống" có sức cạnh tranh trên thị trường. Mà theo dự báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Việt Nam sẽ có ít nhất 10 startup "kỳ lân" vào năm 2030.
Trong những năm gần đây, với nền tảng công nghệ vững chắc, cùng các chương trình hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính Phủ, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã trở nên cực kỳ sôi động, liên tục thu hút các khoản đầu tư mới từ nước ngoài.
Có thể xem đây là một tín hiệu đáng mừng và là cơ hội đầy hứa hẹn không chỉ cho các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế nói chung tạo ra những đột phá trong tương lai không xa.
Trước đó, theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), Việt Nam hiện đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ phát triển số hóa.
Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều startup Việt Nam đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ, trong đó TPHCM chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD gọi vốn.
Tuy nhiên, để trở thành một trung tâm khu vực và toàn cầu thực sự, Việt Nam sẽ phải tạo ra những đổi mới với tác động toàn cầu. Việt Nam có kế hoạch có ít nhất 10 startup “kỳ lân” vào năm 2030, theo Bộ kế hoạch và đầu tư. Nếu đạt được mục tiêu này, Việt Nam có thể mong đợi sự gia tăng nhanh chóng trong bảng xếp hạng của các thành phố và quốc gia.
StartupBlink là một trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Đơn vị này hợp tác với các chính phủ, thành phố và các tập đoàn phát triển kinh tế về phát triển, lập bản đồ và điểm chuẩn hệ sinh thái khởi nghiệp cho hơn 100 nước và 1000 thành phố.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm