Vì sao xuất khẩu mạnh mà nhập than không ngừng tăng?
Sản lượng than nhập khẩu không ngừng gia tăng, dù những tháng đầu năm là giai đoạn nhiều ngành sản xuất lớn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Theo số liệu được thông báo vào năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 22.85 triệu tấn than bao gồm nhiều loại than khác nhau với trị giá lên đến hơn 2.5 tỷ USD. Đáng nói, con số trên so với nửa đầu năm 2019, khi có đến 20 triệu tấn than các loại được nhập khẩu với giá trị đến 2 tỷ USD. Nếu xét duy nhất trong tháng 6/2019, lượng than nhập khẩu vào Việt Nam đã lên đến con số 4 triệu tấn.
Trong năm 2019, sản lượng than đá nhập khẩu được Cục Hải quan thông báo là có xu hướng gia tăng cực mạnh, với mức tăng trưởng xấp xỉ gần 100%. Nguyên nhân dẫn đến việc nhập khẩu than có xu hướng tăng mạnh trong năm 2019 là giá than đá trên thị trường thế giới đang trong tình trạng giảm mạnh.
Theo thống kê của Bộ Công tthương, 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 36,5 triệu tấn than đá, trị giá 2,558 tỷ USD, tăng 49% về lượng và tăng 10,8% (hơn 250 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Khai thác than khối lượng lớn xuất khẩu nhưng Việt Nam vẫn nhập than mạnh
Riêng trong tháng 7/2020, sản lượng than đá nhập về Việt Nam lên tới 5 triệu tấn, trị giá 294 triệu USD, tăng gần 1 triệu tấn so với tháng 7/2019.
Với sản lượng than nhập khẩu không ngừng gia tăng, dù những tháng đầu năm là giai đoạn nhiều ngành sản xuất lớn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhưng lượng than vẫn được nhập về đều đặn.
Việt Nam nhập than nhiều nhất từ 3 thị trường lớn là Indonesia, Nga và Trung Quốc. 7 tháng qua, nhập than từ Trung Quốc đạt khoảng 140.000 tấn, với giá khoảng 6,2 triệu đồng/tấn, gấp gần 3 lần so với giá mua bình quân của các nước khác và giá trên thị trường.
Than từ Indonesia được nhập về nhiều nhất trong 7 tháng qua với 11,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 540 triệu USD, giá bình quân đạt hơn 1,1 triệu đồng/tấn.
Lượng than nhập khẩu không ngừng tăng
Theo Bộ Công thương, việc Việt Nam tăng nhập khẩu than với số lượng lớn chủ yếu do nhu cầu than cho các nhà máy điện lớn. Cụ thể, theo báo cáo của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam hồi đầu năm nay, năm 2019 tập đoàn này cấp hơn 36 triệu tấn than cho sản xuất điện tăng gần 7 triệu tấn so với 2018 và tăng 12 triệu tấn so với 2017.
Bộ này cũng cho biết, nguồn nhiệt điện than tiếp tục chiếm tỷ trọng rất cao nên nhu cầu than cho sản xuất điện cung tăng nhanh từ năm 2020 – 2030
Theo báo cáo về than đá của Bộ Công thương, kết quả cung và cầu than đá hiện nay cho thấy, giai đoạn từ đây cho đến năm 2030 Việt Nam sẽ dư thừa một lượng lớn than cục cũng như than cám các loại mà hiện nay trong nước vẫn chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết với khối lượng ước tính khoảng 2.1 triệu tấn/năm.
Để cân bằng lượng than xuất khẩu và lượng than sử dụng trong nước,Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, xuất khẩu than sẽ có theo xu hướng giảm dần theo thời gian. Hiện nay, xuất khẩu than đã dần đi theo đúng hướng giảm dần và cân đối lại xuất khẩu các nguồn than trong nước không có nhu cầu sử dụng tới.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm