0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 30/05/2020 07:59 (GMT+7)

Vải thiều Thanh Hà chính thức đến với người tiêu dùng thủ đô

Sáng nay 29/5, tại Hà Nội đã chính thức diễn ra buổi khai mạc “Phiên chợ Quảng bá tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà và Nông sản, Thực phẩm an toàn tại Hà Nội năm 2020”.

Chính thức diễn ra Phiên chợ Quảng bá tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà và Nông sản, Thực phẩm an toàn tại Hà Nội năm 2020

Chính thức diễn ra Phiên chợ Quảng bá tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà và Nông sản, Thực phẩm an toàn tại Hà Nội năm 2020

Tiếp nối thành công của các phiên chợ năm 2016 - 2018, phiên chợ quảng bá, tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản, thực phẩm an toàn tại Hà Nội năm 2020 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã được khai mạc sáng ngày 29/5, tại Hà Nội.

Phiên chợ là hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng nhằm tăng cường kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm an toàn giữa Hợp tác xã, doanh nghiệp các địa phương với người tiêu dùng tại Hà Nội; qua đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Điểm đặc biệt của việc tổ chức phiên chợ lần này nhằm khởi động lại các Chương trình Xúc tiến thương mại của năm cũng đồng thời là hoạt động tiên phong sau thời gian dài thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về giãn cách xã hội và phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid19). Đây cũng là cơ hội để đưa sản phẩm vải thiều Thanh Hà giới thiệu tới trực tiếp người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Với quy mô gần 100 gian hàng, bên cạnh vải thiều và các sản phẩm đặc sản của huyện Thanh Hà, phiên chợ còn có các nông, thủy sản, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm đa dạng, phong phú đến từ các địa phương trong cả nước.

Những sản phẩm được trưng bày và giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô tại phiên chợ đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn; được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo chuỗi, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc các đơn vị sản xuất sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường.

Các sản phẩm gồm gạo Séng Cù, gạo Tám Xoan Hải Hậu, thạch đen Cao Bằng, mật ong Bạc Hà Mèo Vạc, chè Tân Cương, rau quả Mộc Châu, ruốc tôm và chả mực Hạ Long, cá thát lát Hậu Giang, hạt điều Bình Phước, nước mắm sá sùng Cái Rồng, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết…


Vải Thiều Thanh Hà được người dân thủ đô đón nhận trong ngày đầu ra mắt

Vải Thiều Thanh Hà được người dân thủ đô đón nhận trong ngày đầu ra mắt

Tại phiên chợ, vải thiều Thanh Hà được bán với giá 40.000 đồng/kg. Ngay ngày khai mạc đầu tiên, đã có rất nhiều khách hàng tại Hà Nội tham quan và mua được vải thiều Thanh Hà chính hiệu. Theo các nhà vườn trồng vải Thanh Hà, vải nơi đây có độ giòn của cùi, khi bóc quả vải không bị chảy nước, ăn có cảm giác giòn, vị ngọt đậm, hương thơm mát đặc trưng, khi ăn lưu giữ hương vị lâu hơn.

Hiện có khoảng 300 tổ chức, doanh nghiệp và thương lái trong đó có cả thương lái Trung Quốc đến thu mua, đóng gói xuất khẩu đi các thị trường như EU, Mỹ,… trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Năm nay, dự kiến vải thiều Thanh Hà sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn. Mới đây, lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Singapore.

Các chương trình xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá vải thiều Thanh Hà, nhất là khi thời điểm này đang vào vụ thu hoạch chính vụ. Đồng thời, giúp trái vải có thể tiếp cận với thị trường nội địa gần 100 triệu dân với nhu cầu rất cao. Đặc biệt, rất nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội chưa hiểu một cách cặn kẽ, cũng như chưa mua được sản phẩm Thanh Hà chính hiệu.

Cùng với việc kích cầu tiêu dùng nội địa, Trung tâm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở rộng thị trường xuất khẩu cho trái vải nói chung và vải thiều Thanh Hà nói riêng. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các công ty chế biến nhằm kéo dài thời gian bảo quản, từ đó giúp giảm áp lực tiêu thụ khi vải vào vụ chính.

Năm 2015, huyện Thanh Hà đã cấp được mã số cho 9 vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU. Năm 2020, huyện tiếp tục được cấp mới 8 mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Như vậy, đến nay, Thanh Hà đã có 17 vùng trồng vải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, với mong muốn được đưa sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ năm 2018, huyện cũng đã tổ chức dán tem truy xuất nguồn gốc cho vải thiều, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu và bảo vệ thương hiệu và cùng với các biện pháp kỹ thuật trồng dải vụ, kết hợp với các biện pháp thị trường và chế biến.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Vải thiều Thanh Hà chính thức đến với người tiêu dùng thủ đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023