0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 08/08/2020 16:40 (GMT+7)

Trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng 6 tháng đầu năm ra sao?

Lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm do tăng trích dự phòng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng giảm dự phòng rủi ro nhưng lợi nhuận vẫn đi xuống.

Tăng dự phòng rủi ro, lợi nhuận bị "bào mòn"

BIDV vẫn đứng đầu về số trích lập dự phòng rủi ro 6 tháng đầu năm 2020. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng).

Theo BCTC quý 2 của Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), lợi nhuận trước thuế quý 2 của ngân hàng đạt 175 tỷ đồng, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế giảm 19% so với cùng kỳ, lần lượt chỉ còn 353,4 tỷ đồng và 282,7 tỷ đồng, hoàn thành 50,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020. 

6 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh tới 45,6%, lên 166 tỷ đồng đã khiến Bac A Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, Bac A Bank đặt mục tiêu năm 2020 sẽ trích 340 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng.

Tại Sacombank, lũy kế 6 tháng đầu năm ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế giảm 2,2% so với cùng kỳ, lần lượt giảm ở mức 1.428 tỷ đồng và 1.129 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 50% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 1.565 tỷ đồng chính là nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm.

Tương tự, lũy kế 6 tháng đầu năm, Eximbank cũng trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 43 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế 6 tháng đầu năm giảm 28% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 552 tỷ đồng và 441 tỷ đồng.

Trước đó, theo kế hoạch điều chỉnh, Eximbank đã tăng chi phí dự phòng lên 414 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu, cho dù đã được hoàn nhập hơn 35 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng quý đầu năm nay.

Tại nhóm ngân hàng có quy mô lớn hơn cũng tăng dự phòng "bào mòn" lợi nhuận. Cụ thể, tại “ông lớn” Vietcombank, nửa đầu năm 2020 chi phí dự phòng rủi do tăng 21% so với cùng kỳ, lên mức hơn 4.008 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước và sau thuế giảm 3% so với cùng kỳ, lần lượt giảm 10.982 tỷ đồng và 8.798 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết ngân hàng dự kiến nợ xấu lên tới 1,5%. Hiện ngân hàng trích lập dự phòng 12.400 tỷ đồng, trong đó có 50% cho dự phòng chung và 50% cho dự phòng cụ thể. 

Việc trích lập dự phòng dư ra như hiện nay không trái quy định bởi Vietcombank sẽ thực hiện kết chuyển vào 31/12 của năm tài chính. Hiện nay chỉ là mức tạm trích,’ ông Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vẫn có những nhà băng chi nghìn tỷ dự phòng rủi ro tín dụng nhưng vẫn báo lãi. Tuy nhiên lợi nhuận cũng không ‘sáng sủa’ so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Techcombank, chi phí dự phòng của nửa đầu năm 2020 tăng lên mức hơn 1,2 nghìn tỷ đồng so với mức 239 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái kéo giảm tăng trưởng lãi trước thuế của Techcombank. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế chỉ tăng 19%, ghi nhận 6.738 tỷ đồng và 5.395 tỷ đồng. 

Con số 19% nếu so với mặt bằng chung là mức khá cao, nhưng so với những nhà băng khác cùng tăng trưởng như VietinBank thì lợi nhuận Techcombank lại thấp hơn một nửa. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm Techcombank lùi xuống top 3 về lợi nhuận.

Tương tự như Techcombank, trong 6 tháng đầu năm, MB cũng đã trích lập 3.310 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 40% so với cùng kì 2019 khiến lợi nhuận trước thuế chỉ tăng trưởng 5%, đạt gần 5.119 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 6,2%, đạt gần 4.173 tỷ đồng.

Tại SHB, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm gấp 4,4 lần cùng kỳ, ghi nhận hơn 955 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước và sau thuế của SHB trong 6 tháng đầu năm chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm trước, đạt gần 1.662 tỷ đồng và 1.329 tỷ đồng.

Giảm trích lập dự phòng, lợi nhuận ngân hàng vẫn giảm

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, BIDV đã giảm 6% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so cùng kỳ, xuống mức 10.141 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm 6%, chỉ còn 14.596 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế và lãi ròng giảm 5% và 6% so cùng kỳ, chỉ còn 4.454 tỷ đồng và gần 3.476 tỷ đồng.

Tương tự, tại KienLongBank chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 6 tháng đầu năm gấp 3,2 lần cùng kỳ, ghi nhận 79 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng cụ thể của các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo Phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế trong 6 tháng đầu năm của KLB giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 103 tỷ đồng và 82 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng 6 tháng đầu năm ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới