Tổng Giám đốc WTO: Từ bỏ bằng sáng chế vaccine là chưa đủ
Ngày 20/5, người đứng đầu WTO cho biết việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 không đủ để thu hẹp khoảng cách khổng lồ về nguồn cung giữa các nước giàu và nghèo.
Gần đây, do tình trạng thiếu vaccine phòng COVID-19 trong khi dịch bệnh đang diễn biến tồi tệ tại nhiều quốc gia, Nam Phi và Ấn Độ đã kêu gọi các thành viên WTO từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine để thúc đẩy sản xuất.
Các quốc gia kém phát triển hơn chiếm một nửa dân số thế giới nhưng chỉ nhận được 17% lượng vaccine.
Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mới đây tuyên bố ủng hộ ý tưởng từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine, Liên minh châu Âu và các nước phát triển phản đối khác cho biết họ sẽ không tăng sản lượng.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala gọi tình huống này là "phân biệt chủng tộc vaccine" và “không thể chấp nhận được”.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala. |
Phát biểu trước Nghị viện Châu Âu hôm 20/5, bà Ngozi Okonjo-Iweala, nhấn mạnh rằng chỉ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 là không đủ.
Để giải quyết vấn đề thiếu công bằng trong tiếp cận vaccine, các quốc gia cần phải thống nhất một quan điểm là đống ý chứ không phải mỗi người chọn một phía. Đồng thời, bà nói thêm rằng không thể để tình trạng bất đồng này kéo dài trong nhiều năm.
Vào hôm 19/5, Ủy ban Châu Âu đã vạch ra một kế hoạch mà họ cho là một cách hiệu quả hơn để thúc đẩy sản lượng. Đó là sử dụng các quy định hiện hành của WTO, thay vì kêu gọi từ bỏ bằng sáng chế.
Được biết, trong quy định, các quốc gia có thể cấp giấy phép cho các nhà sản xuất để sản xuất vaccine mà không bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế.
Để giải quyết vấn đề thiếu công bằng trong tiếp cận vaccine, các quốc gia cần phải thống nhất một quan điểm. |
Cụ thể, giữa tháng 5, Bolivia đã ký một thỏa thuận với một công ty tại Canada là Biolyse Pharma Corp để sản xuất vaccine Johnson & Johnson. Trong thỏa thuận, nước này yêu cầu Biolyse cần có được sự cho phép của hãng Johnson & Johnson hoặc “giấy phép bắt buộc” từ Canada trước khi sản xuất loại vaccine này.
Tuy nhiên, bà Okonjo-Iweala cho biết các nước đang phát triển bày tỏ quy trình cấp phép quá rườm rà và cần phải cải thiện.
Bà còn khuyến khích các nhà sản xuất nên hoạt động tích cực hơn để tăng sản lượng vaccine khi chỉ ra các cơ sở ở Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Senegal, và Nam Phi chưa làm việc hết công suất.
Ngoài ra, cần phải có sự chuyển giao công nghệ và bí quyết, vì vaccine thường khó sản xuất hơn thuốc.
Theo SHTT