0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ ba, 16/03/2021 15:58 (GMT+7)

Techcombank, SCB, MSB bị “điểm mặt” trong vụ sai phạm đất công của Vinafood2?

Sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ của 4 cơ sở nhà đất và lập nhiều hồ sơ vay bằng Dự án đầu tư “khống” để thế chấp đảm bảo, Vinafood2 có thể vay hàng nghìn tỷ tại các ngân hàng Techcombank, MSB, SCB.

Hàng loạt ngân hàng lớn bị điểm mặt

Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ số 2099/BC-TTCP ngày 2-12-2020, sai phạm của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) không chỉ là bốn lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng. Doanh nghiệp này đã hai lần lập hồ sơ khống để vay tiền ngân hàng.

Cụ thể giai đoạn từ 2010 đến cuối năm 2015, Tổng Công ty Lương thực miền nam không triển khai dự án, chỉ sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ này để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng lúc cho các Công ty thành viên có cùng mục đích sử dụng vốn vay giống nhau, như: Tổng Công ty LTMN ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) số CIB20140016/HĐTD ngày 05/12/2014 để bổ sung vốn kinh doanh thường xuyên cho 4 công ty thành viên, hạch toán phụ thuộc.

Thanh tra điểm mặt hàng loạt sai phạm của Vinafood 2.

Giai đoạn từ cuối năm 2015 đến nay, Công ty TNHH TM-DV XD Việt Hân Sài Gòn sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ này để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho các cá nhận hoặc Công ty khác vay tiền ngân hàng mua vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn (Công ty liên kết, góp vốn), hoặc thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho nhiều Công ty khác với cùng mục đích sử dụng vốn vay giống nhau là: Bổ sung  vốn để thực hiện thi Công các hạng mục xây dựng của Dự án “khống” lấy tên là The Goldmark Premium Tower, giai đoạn 1 (thực tế không có tồn tài dự án này, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền) tại địa chỉ của 4 cơ sở nhà đất này, hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện các dự án khác, không liên quan đến 4 cơ sở nhà đất này.

Khoản vay này được Công ty Việt Hân Sài Gòn chi cho các công ty con, gồm: Công ty cổ phần Bạch Minh Long, Công ty cổ phần Supreme Power, Công ty cổ phần Đầu tư Thuận Nha, Công ty cổ phần Clover Peak, Công ty cổ phần Đầu tư Thanh Man, Công ty cổ phần Đầu tư Song Phú.

Khi các khoản vay và lãi trả cuối kỳ này đến hạn sẽ được chuyển sang chi nhánh ngân hàng khác để giải ngân và cho vay mới. Chiêu này được lặp đi lặp lại nhiều lần, số tiền vay lần sau lớn hơn lần trước.

Lần 1:Tổng Công ty LTMN ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) số  CIB20140016/HĐTD ngày 05/12/2014 để bổ sung vốn kinh doanh thường xuyên cho 4 công ty thành viên, hạch toán phụ thuộc; ký Hợp đồng thế chấp số CIB2015.0022/HĐTC ngày 6/3/2015 (không có chứng nhận của công chứng, không đăng ký giao dịch đảm bảo). Trong đó, tổng giá trị tài sản đảm bảo bằng Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB 971073 của 4 cơ sở nhà đất này được định giá là 696,470 tỷ đồng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Techcombank. Techcombank đã giải ngân từ ngày 93//2015 là 518,129 tỷ đồng.

Ảnh internet. 

Lần 2: Ông Đinh Trường Trinh, chức vụ Chủ tịch HĐTV là Đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký Hơp đồng thế với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, CN TP Hồ Chí Mình (MSB) không số ngày 29/4/2016 bằng Giấy CN Quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà đất có tổng giá trị tài sản đảm bảo là hơn 2.043 tỷ đồng. MSB đã giải ngân vào ngày 4/2/2016 đến ngày 24/1/2017 thì giải chấp.

Lần 3: Bà Trương Thị Cẩm Giang – Chủ tịch HĐTV, Đại diện pháp luật Công ty TNHH TM DV XD Việt Hân Sài Gòn ký Hợp đồng thế chấp tài sản với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch với giá trị đảm bảo là 4 cơ sở nhà đất này thuộc Dự án The Goldmark Premium Tower (dự án khống) là 7.251 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Phạm Ngọc Thạch đã thực hiện giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng từ ngày 6/2/2017 đến 30/3/2017. Đến tháng 8/2017, Công ty TNHH TM DV XD Việt Hân Sài Gòn đã tiến hành giải chấp.

Tiếp đến, ngày 17/8/2017 bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng vay hơn 5.300 tỷ đồng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Củ Chi bằng tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nêu trên. Mục đích vay cũng như lần trước, thực hiện thi công giai đoạn 1 dự án The Goldmark Premium Tower.

Hiện nay, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã thế Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà đất để vay từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn khoảng 6.308 tỷ đồng. Khoản vay này được Công ty Việt Hân Sài Gòn chi cho các công ty con gồm: Công ty CP Bạch Minh Long, Công ty CP Supreme Power, Công ty CP Đầu tư Thuận Nha, Công ty CP Clover Peak, Công ty CP Đầu tư Thanh Man, Công ty CP Đầu tư Song Phú.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, dự án trên không tồn tại, không có thủ tục xin lập dự án, không có phê duyệt dự án của các cơ quan có thẩm quyền. Khi đoàn thanh tra liên ngành vào cuộc kiểm tra, tất cả công ty này đã chủ động đề nghị dùng tài sản khác để thế chấp.

Đồng thời, việc thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay ngân hàng hàng nghìn tỉ đồng nói trên vi phạm các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Chính sách tín dụng, Quy trình lõi cấp tín dụng, Quy chế phán quyết cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần.

Theo kết luận của TTCP, có việc Tổng công ty LTMN không triển khai dự án, chỉ sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ này và lập nhiều hồ sơ vay bằng Dự án đầu tư khống để thế chấp đảm bảo cho nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một số ngân hàng TMCP hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực các dự án khác, không liên quan đến 4 cơ sở nhà đất này để vay vốn và giải ngân trái pháp luật.

Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng việc Vinafood 2 hợp tác với Công ty Việt Hân để thực hiện chuyển hóa tài sản Nhà nước sang tư nhân, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước là làm trái quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2014.

Công ty Việt Hân nói gì?

Trả lời báo Tuổi Trẻ, đại diện Công ty TNHH Thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) cho biết họ là đối tác duy nhất muốn hợp tác với Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) để thực hiện dự án xây dựng cao ốc văn phòng và nhà ở cao tầng đển bán và cho thuê trên khu đất số 33 Nguyễn Du, 34-36 - 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Tháng 9-2014, Công ty Việt Hân có văn bản gửi Vinafood 2 xin mua khu đất, với mức giá đề nghị từ 600-650 tỉ đồng. Cùng thời điểm này, Công ty Cổ phần địa ốc AA cũng có văn bản gửi Vinafood 2 đề xuất mua khu đất với mức giá đề nghị 700 tỉ đồng. Đến tháng 1-2015, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đề nghị được mua chỉ định khu đất tại số 33 Nguyễn Du, 34-36- 42 Chu Mạnh Trinh.

Vinafood 2 sau đó có văn bản gửi cả 3 đối tác trên nêu rõ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nhận chuyển nhượng khu đất. Nhưng bất ngờ sau đó cả Techcombank và Công ty Cổ phần địa ốc AA đều có văn bản xin rút không tham gia chuyển nhượng khu đất, chỉ có Công ty Việt Hân gửi văn bản tới Vinafood 2, chấp nhận các tiêu chí hợp tác phát triển dự án trên khu đất nêu trên.

Trước đó, vào năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 71 quy định các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản. Những tập đoàn, tổng công ty đã góp vốn, đầu tư vào bất động sản thì phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư.

Cũng trong năm 2013, Vinafood 2 lỗ hơn 200 tỉ đồng, và 8 tháng đầu năm 2014 lỗ thêm khoảng 376 tỉ đồng, nợ khó đòi lên tới 432 tỉ̉ đồng, Vinafood 2 mất cân đối hơn 1.000 tỉ đồng. Tình hình tài chính khó khăn, quy định của nhà nước về không đầu tư ngoài ngành buộc Vinafood 2 phải bán khu đất 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh cho đối tác.

Minh Anh/SHTT

Bạn đang đọc bài viết Techcombank, SCB, MSB bị “điểm mặt” trong vụ sai phạm đất công của Vinafood2?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới