Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, MCK: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2022 sau nhiều lần trì hoãn.
Xung đột giữa Nga – Ukraine kéo dài, giá nhiên liệu và tỷ giá biến động khó lường… đã tạo nên những cản trở lớn đối với sự phục hồi của thị trường hàng không cũng như kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines.
Dù ngành hàng không đã ghi nhận phục hồi, nhưng trong quý I, Vietnam Airlines vẫn tiếp tục lỗ hơn 2.600 tỷ. Với mức này, doanh nghiệp lỗ lũy kế 24.500 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Hãng hàng không Vietnam Airlines vừa trình kế hoạch lỗ 12.907 tỷ đồng và cho biết tình hình tài chính năm nay rất xấu. Hãng sẽ xây dựng kế hoạch bán 12 máy bay A321 trong năm 2022-2023 nhằm mục tiêu giảm tàu bay, hiện đại hóa tàu bay.
Sau khi phát hành thành công thêm gần 800 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, Vietnam Airlines được bổ sung đáng kể về nguồn vốn và dòng tiền, đảm bảo điều kiện niêm yết trên sàn HoSE.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) kiến nghị Chính phủ cho phép xem xét đơn vị này là trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết cổ phiếu trên HoSE trong giai đoạn ngắn có thể bị âm vốn chủ sở hữu.
Đại dịch Covid-19 đã khiến 90% doanh nghiệp du lịch không hoạt động, 10% cầm chừng, xuất khẩu dệt may lần đầu tăng trưởng âm; đặc biệt vận tải hàng không sụt giảm nghiêm trọng.