Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra Xu hướng kinh doanh đối với toàn bộ tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay được dự báo có thể tăng nhẹ trong quý III và cả năm nay.
Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 là 21.886 tỷ đồng. Số vốn này đến từ nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình và vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Việc cấm cho vay để thanh toán tiền đặt cọc mua dự án bất động sản hình thành trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện, sẽ góp phần đẩy lùi đầu cơ cũng như tình trạng phân lô, bán nền sai quy định.
Không phải các nhà ngôn ngữ học mà chính các nhà "bất động sản học" đang nổi lên là những nhà sáng tạo ngôn ngữ hàng đầu và họ đang làm thay đổi một số ngôn ngữ của chúng ta nhưng lại không đem lợi ích cho xã hội.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư số 04/2011/TT-NHNN.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Mới đây, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại loạt ngân hàng thương mại cổ phần.
Việc tái cơ cấu nâng cao khả năng cung ứng vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần tăng trưởng bền vững nền kinh tế, ứng phó hiệu quả với diễn biến bất thường của đại dịch Covid-19.
Tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2023.
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% so với năm 2021, nâng vốn điều lệ lên 46.882 tỷ đồng. Đồng thời triển khai phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.
Nhiều ngân hàng mới đây đã công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ tháng 4/2022. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng còn điều chỉnh giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2022 so với kỳ điều tra trước.
Năm 2022, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được dự báo sẽ tiếp tục có bước phát triển với sự mở rộng cả về quy mô lẫn tính đa dạng của sản phẩm trong bối cảnh khung pháp lý ngày càng hoàn thiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình này.
Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022, có 49,5% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh trong quý I/2022 tăng trưởng so với quý IV/2021.
Dự kiến cho năm 2022, 95% tổ chức tín dụng (TCTD) kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 2% TCTD lo ngại lợi nhuận giảm.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nghiệp vụ thị trường mở (OMO) vừa ghi nhận khối lượng trúng thầu gần 10.000 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021.
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, kiều hối về Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD. Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, kiều bào cũng gặp rất nhiều khó khăn song vẫn quan tâm hướng về quê hương.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu toàn ngành ngân hàng bảo đảm cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế với khối lượng, cơ cấu mệnh giá đồng tiền phù hợp, đặc biệt là trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2022.