Nhiều đại biểu Quốc hội cũng nhìn nhận việc đàm phán giá bán điện của EVN với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ, vô hình chung đã tạo ra sự lãng phí vô cùng lớn.
Hiện nay, trong tổng số 100% sản lượng điện sản xuất thì EVN chỉ chiếm 11%, còn lại 89% là thuộc các công ty. Vậy vì sao EVN báo lỗ triền miên nhưng các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022?
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), việc dừng hay giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm không giúp nhiều (gần 1%) cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn 4 năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện là nguyên nhân khiến tập đoàn bị lỗ.
EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động, tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu.
Quy hoach điện VIII thời kỳ 2021-2030 đến nay còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ trong thời gian tới. Dự thảo vẫn chưa được thông qua trong tháng 6 như kỳ vọng.
4,5 triệu tấn than các nhà máy nhiệt điện được cung cấp chỉ đáp ứng 77% hợp đồng đã ký. Việc thiếu hụt 1,4 triệu tấn than khiến nhiều tổ máy nhiệt điện đã phải dừng hoạt động hoặc giảm công suất.
Bộ Công Thương vừa có kết luận số 1424/KL-BCT về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà; trong đó chỉ rõ nhiều sai phạm tại các công ty điện lực và địa phương.
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có công suất thiết kế 1.200 MW, với tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD. Dự án được khởi công vào năm 2018 và là một trong số rất ít nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam sử dụng công nghệ siêu tới hạn (USC) với hiệu suất cao.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị có liên quan đã xây dựng phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, phòng chống cháy nổ; ứng trực 24/24 để sẵn sàng xử lý các tình huống sự cố hệ thống điện dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020. Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.