Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo kiểm định chất lượng cá ngừ
Đây là hệ thống mới được đánh giá cao trong việc kiểm soát chất lượng cá ngừ, nguyên liệu chính làm nên các món ăn nổi tiếng tại Nhật Bản như sushi hay sashimi.
Kazuhiro Shimura, Giám đốc Trung tâm sáng tạo của Công ty quảng cáo Dentsu Group (Nhật Bản) đã thành công trong việc phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo để kiểm định chất lượng cá ngừ.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) kể trên có tên gọi là Tuna Scope. Đây là hệ thống mới được đánh giá cao trong việc kiểm soát chất lượng cá ngừ, nguyên liệu chính làm nên các món ăn nổi tiếng tại Nhật Bản như sushi hay sashimi.
Tuna Scope là hệ thống mới được đánh giá cao trong việc kiểm soát chất lượng cá ngừ
Được biết, Kazuhiro Shimura, Giám đốc Trung tâm sáng tạo của Công ty quảng cáo Dentsu Group đã đưa ra ý tưởng cho ứng dụng AI Tuna Scope khi ngồi ăn món sushi và xem một chương trình truyền hình về các thương gia buôn cá, những người đã tích lũy kinh nghiệm cả thập kỷ để thành thạo kỹ năng chọn cá ngừ chất lượng cao cho các nhà hàng sushi.
Được biết, ứng dụng AI đánh giá chất lượng cá ngừ qua lát cắt nằm trong dự án AI “Tuna Scope”, có sử dụng công nghệ thuật toán học sâu (deep learning algorithm) để nghiên cứu dữ liệu chấm điểm, hạng mục, tiền đề đánh giá chất lượng cá ngừ thu thập từ các chuyên gia thẩm định chất lượng cá ngừ, sau đó nó đưa ra kết quả đánh giá chất lượng cá ngừ theo chuẩn trí tuệ nhân tạo thông minh.
Kiểm định cá ngừ là một trong những kỹ năng quan trọng làm nên văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Các thương nhân buôn cá ngừ bậc thầy có thể xác định các đặc tính như hương vị và chất lượng của cá ngừ chỉ bằng mắt mà không cần nếm.
Mặt cắt ngang của đuôi cá ngừ sẽ là tấm bản đồ mô tả chi tiết về hương vị, kết cấu, độ tươi và chất lượng tổng thể của cá ngừ. Người thẩm định sẽ kiểm tra về màu sắc, độ bóng, độ rắn chắc và về lớp mỡ... để ngay lập tức xác định chất lượng của cá.
Nhờ ứng dụng này mọi người có thể có cơ hội được ăn cá ngừ ngon hơn, chất lượng hơn
Ứng dụng này hoạt động dưới dạng ứng dụng điện thoại thông minh. Khách hàng có thể tải xuống và sử dụng nó ở bất cứ đâu, ứng dụng này giúp tạo ra “một tiêu chuẩn chấm điểm thống nhất về chất lượng cá ngừ” cho ngành công nghiệp thực phẩm nổi tiếng Nhật Bản.
Tuna Scope đã chụp khoảng 4.000 hình ảnh đuôi, số lượng tương đương với một người thẩm định đúc rút trong 10 năm.
“Điều đó có nghĩa là nhờ ứng dụng này mọi người có thể có cơ hội được ăn cá ngừ ngon hơn, chất lượng hơn”, Shimura nói.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm