0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 08/08/2020 16:15 (GMT+7)

Sợ tháng 'cô hồn' doanh nghiệp địa ốc kích cầu giữa 'tâm dịch'

Chưa kịp phục hồi sau “cơn bão” Covid-19 diễn ra lần đầu, các doanh nghiệp địa ốc lại bước vào một trận chiến mới khi dịch bệnh bùng phát trở lại.

Dịch Covid-19 khiến trường BĐS sụt giảm mạnh

Thị trường trường bất động sản đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch toàn cầu Covid-19 khi nguồn cung nhà ở và lượng giao dịch sụt giảm mạnh.

Theo các chuyên gia, từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, thị trường bất động sản gần như đóng băng, giao dịch sụt giảm nghiêm trọng do hàng loạt dự án không thể triển khai vì vướng mắc thủ tục hành chính, vướng mắc pháp lý khiến nguồn cung đất nền, căn hộ trở nên khan hiếm, người mua ít sự lựa chọn.

Tình trạng này chưa được giải quyết thì sang đầu năm 2020, dịch Covid-19 ập đến khiến giao dịch trên thị trường sụt giảmchưa từng thấy.

Thống kê cho thấy, quý 1/2020 nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay; khoảng 800/1.000 sàn giao dịch trên cả nước đã tạm ngưng hoạt động; hàng loạt môi giới bất động sản mất việc...

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho biết, thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát, khiến giao dịch trên thị trường sụt giảm chưa từng thấy, lượng giao dịch nhà, đất giảm khoảng 70%, doanh thu của các doanh nghiệp cũng sụt giảm mạnh.

Dịch Covid-19 khiến trường BĐS sụt giảm mạnh.

Theo báo cáo thị trường BĐS Việt Nam quý I/2020 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, đối với phân khúc BĐS nhà ở, trong quý I/2020, tổng lượng căn hộ chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm và lượng giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%.

Trong đó, riêng lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm và lượng giao dịch đạt 2.769 sản phẩm (chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019).

Ngay tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – 2 thành phố đầu tàu về BĐS nhà ở cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về lượng giao dịch. Cụ thể, tại Hà Nội, quý I/2020 chỉ ghi nhận có 181 giao dịch trên tổng số 1.167 căn hộ được chào bán, trong khi so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ này là 3.141 giao dịch/4.654 căn hộ chào bán.

Tương tự, tại TP. HCM, trong quý I cũng chỉ ghi nhận có 815 giao dịch thành công trên tổng số 4.664 căn hộ chào bán. So với quý I/2019, tỷ lệ này là 2.613 giao dịch/3.040 căn hộ chào bán.

Đến quý II/2020, theo thống kê của Bộ Xây dựng, lượng tiêu thụ nhà ở thương mại chỉ đạt 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019; lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý 4/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019.

Thị trường căn hộ tại các đô thị như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục có giao dịch nhưng số lượng không nhiều, phần lớn chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân, vì nhu cầu ở của người dân vẫn ở mức cao. Thị trường nhà đất và đất nền sẽ vẫn là sản phẩm chủ đạo tại nhiều tỉnh, thành ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Về những khó khăn, mà đại dịch Covid 19 gây ra đối với thị trường bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, dịch Covid-19 đã làm gián đoạn, đảo lộn các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng. Do mọi hoạt động bán hàng và mua hàng bị ngưng trệ nên dòng tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dịch bệnh cũng làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ chuyển nhóm nợ thành nợ xấu. Covid-19 cũng làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng.

Theo ông Nam, thị trường bất động sản bị tác động kép do phải đương đầu với nhiều thách thức trong 2 năm qua, kế đó là đại dịch nên các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải nỗ lực để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kì khó khăn này.

Dịch covid 19 bùng phát trở lại, thị trường BĐS sẽ ra sao?

Trong khi thị trường bất động sản chưa kịp hồi phục do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, thì mới đây tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã xuất hiện hàng trăm ca nhiễm mới, dịch bệnh bùng phát trở lại khiến thị trường trong những tháng cuối năm sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Các chuyên gia cho rằng, nếu phải có một đợt giãn cách xã hội lần 2, thị trường BĐS sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng. Trạng thái "ngủ đông" này có thể sẽ còn kéo dài hơn lần trước do các yếu tố về tài chính, thu nhập và cả tâm lý thận trọng ngày một tăng dẫn đến sức cầu suy giảm mạnh.

Ảnh phối cảnh dự án Athena Complex Pháp Vân.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định, nếu tình hình dịch bệnh tái diễn ở mức phức tạp thì thị trường có thể sẽ khó khăn hơn đợt trước bởi “cú đấm sau thường mạnh hơn, gây hoa mắt hơn cú đấm trước”.

Theo ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân, nếu dịch Covid-19 bùng phát lần nữa thì sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường BĐS nói chung. Trước hết là đối với các doanh nghiệp BĐS. Các doanh nghiệp vừa trải qua đợt khó khăn, mới hoạt động trở lại sau vài tháng thì tiếp tục gặp dịch bệnh nên sự tổn thất về nhân sự, tài chính sẽ khá lớn.

Đối với khách hàng, nguồn tài chính eo hẹp hơn, họ sẽ tập trung vào việc giữ tiền mặt để ưu tiên những nhu cầu thiết yếu, hạn chế tập trung đi lại, sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường bất động sản.

Còn TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường bất động sản vừa “thấm đòn” đại dịch lại sắp đối mặt với nhiều thử thách khi Covid-19 quay lại.

Đi vào từng phân khúc, ông Hiếu nhấn mạnh nghỉ dưỡng và du lịch tiếp tục là loại hình bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tiếp đó là bất động sản công nghiệp, dù là phân khúc có tiềm năng rất tốt nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Mặc dù có thông tin một số nhà đầu tư ngoại chuẩn bị vào Việt Nam, nhưng thực tế vị tiến sĩ cho biết chưa có một lần sóng đầu tư nào ồ ạt vào cả, thành ra bất động sản công nghiệp cũng đang bị tác động.

Đối với phân khúc bất động sản thương mại như văn phòng, mặt bằng bán lẻ, TS Hiếu cho biết sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn nữa. Bởi sau đợt dịch đầu tiên, tình hình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, một số doanh nghiệp đã trả lại mặt bằng hoặc thu hẹp diện tích thuê.

Theo TS Hiếu, nếu Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh thì từ nay đến cuối năm thị trường bất động sản có cơ hội phục hồi. Ngược lại, nếu dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 8 này, bất động sản tiếp tục bị ảnh hưởng rất nặng nề và không có dấu hiệu lạc quan.

Mở bán giữa “tâm dịch”, doanh nghiệp tung chính sách kích cầu thị trường

Chưa kịp hồi phục sau “cơn bão” Covid-19 diễn ra lần đầu, các doanh nghiệp địa ốc cũng như nhiều ngành nghề khác lại bước vào một trận chiến mới với các phương án kinh doanh nửa cuối năm phải sắp xếp lại, thận trọng hơn.

Đáng chú ý, ngay khi nhận thấy dịch Covid –19 có dấu hiệu quay trở lại, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã tung chính sách bán hàng với nhiều ưu đãi “hiếm thấy” nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Đơn cử như Tập đoàn Nam Group với cam kết mua lại với lãi suất 12% cho khách hàng trong đợt ra mắt nhà phố thương mại biển The Sound. Theo đó, vào thời điểm bàn giao, nếu nhà đầu tư không muốn nhận nhà để khai thác kinh doanh, Nam Group cam kết mua lại sản phẩm với lãi suất 12%.

Cùng với cam kết mua lại, Nam Group cũng giúp giảm áp lực tài chính cho nhà đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi và đòn bẩy tài chính. Cụ thể, nhà đầu tư chỉ cần thanh toán 1,5 tỷ đồng cho tới khi nhận nhà.

Phối cảnh nhà phố The Sound.

Theo giới thiệu, phân khu The Soundnằm trong Tổ hợp Đô thị nghỉ dưỡng & thể thao biển Thanh Long Bay tại Bình Thuận. Sở hữu vị trí đắc địa 2 mặt tiền tại giao lộ của tuyến đường ven biển ĐT719B và trục đường chính của dự án nối thẳng ra biển đến bến du thuyền.

Tượng tự, mới đây chủ đầu tư Athena Complex Pháp Vân đã tung chiết khấu đến 11%, lãi suất 0% đến khi nhận nhà, tặng gói nội thất... nhằm kích cầu thị trường sau dịch.

Được biết, dự án căn hộ Athena Complex Pháp Vân toạ lạc tại vị trí giao thoa giữa ba trục đường huyết mạch Ngọc Hồi - Giải Phóng - Vành đai 3. Dự án thuộc phân khúc căn hộ vừa túi tiền, tọa lạc tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội. Athena Complex Pháp Vân cung cấp cho thị trường 400 căn hộ chất lượng cao với diện tích từ 65-92m2.

Hay tại căn hộ Precia (quận 2, TP HCM), chủ đầu tư đưa ra chính sách thanh toán linh hoạt, khách hàng chỉ cần thanh toán trước 30% giá trị căn hộ cho đến khi nhận nhà.

Bên cạnh đó, Rio Land (đơn vị phát triển dự án) còn triển khai các chính sách hỗ trợ tối đa cho người mua như lịch thanh toán chỉ 10% mỗi 3 tháng, hỗ trợ tài chính từ ngân hàng cho vay với lãi suất 0%, ân hạn nợ gốc, chiết khấu 4% khi thanh toán nhanh. Ngoài ra, nhiều ưu đãi và giải thưởng dành cho người mua cũng được tung ra trong sự kiện giới thiệu dự án.

ngoài ra, hàng loạt dự án tại Hà Nội cũng đưa ra mức chiết khấu cao để hút khách như: Dự án HPC Landmark 105 Hà Đông chiết khấu 12% cho người mua căn hộ; dự án TSG Lotus (Long Biên) công bố chiết khấu 7,5%; dự án King Palace (108 Nguyễn Trãi) chiết khấu lên tới 12,9% và còn tặng kèm gói nội thất...

Thực tế, thị trường bất động sản TP HCM từ đầu tháng 7 đã có nhiều sản phẩm mới ra mắt. Nhiều dự án được áp dụng chính sách tốt, kéo dãn lịch thanh toán để kích cầu giao dịch.

Đây được xem là những chính sách bán hàng phù hợp diễn biến của thị trường, khi khách hàng vừa trải qua giai đoạn thận trọng vì dịch, cần có những động thái mạnh mẽ từ chủ đầu tư để khơi thông dòng vốn trên thị trường.

Tuy nhiên, việc mở bán dự án vào thời điểm này được cho là một bước đi “liều lĩnh” của các doanh nghiệp địa ốc khi nhiều chủ đầu tư phải hoãn, thậm chí lùi vô thời hạn những kế hoạch bán hàng của mình.

Hơn nữa, ở thời điểm thị trường đang chịu nhiều tác động của dịch Covid-19, việc chào bán các sản phẩm bất động sản vào giai đoạn này sẽ khiến doanh nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, tiếp thị sản phẩm…

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Sợ tháng 'cô hồn' doanh nghiệp địa ốc kích cầu giữa 'tâm dịch'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới