0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ hai, 27/09/2021 10:49 (GMT+7)

Sau tiêm vaccine Covid-19, người mắc các bệnh về tim mạch có bị ảnh hưởng không?

Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến. Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

tm-img-alt

Mặc dù vaccine Covid-19 an toàn cho công chúng, nhưng bạn có thể sẽ gặp những tác dụng phụ sau tiêm. Mỗi cơ thể với cấu trúc khác nhau, tác động của việc tiêm chủng cũng có thể khác nhau, khiến một số người có phản ứng phụ trong khi những người khác thì không.

Vaccine ngừa Covid-19 và sức khỏe tim mạch

Bệnh nhân tim nằm trong danh sách những người có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2. COVID-19 có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và tổn thương mạn tính đối với hệ thống tim mạch. Do đó, các cơ quan y tế trên toàn cầu đã khuyến cáo những người có bệnh tim tiềm ẩn nên chủng ngừa càng sớm càng tốt.

Đến nay, một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng do vaccine Covid-19 gây ra là hội chứng Guillen-barre, tăng cục máu đông, viêm cơ tim hoặc sốc phản vệ (phản ứng dị ứng cấp tính với kháng nguyên).

Hầu hết các tác dụng phụ này đã được báo cáo không quá một tháng sau khi tiêm chủng. Trên toàn cầu cũng đã có một vài ca tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), một số trường hợp bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine mRNA (vaccine 2 liều Pfizer và Moderna) đã xảy ra, đặc biệt là ở người trẻ.

tm-img-alt

Vậy, vaccine COVID-19 có an toàn cho những người có vấn đề về sức khỏe tim mạch không?

Trước hết, các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vaccine Covid-19 rất ít. Các báo cáo khẳng định vaccine Covid-19 không chỉ an toàn cho những người mắc bệnh tim mà còn là nhu cầu cần thiết. Các cơ quan y tế đã khuyến nghị mọi người không nên tránh tiêm phòng vì sợ hãi hoặc thông tin sai lệch.

Mắc bệnh tim mạch nên tiêm sớm vắc-xin Covid-19

Người có bệnh lý tim mạch nên được tiêm sớm vắc-xin phòng Covid-19. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những bệnh nhân tim mạch tăng nguy cơ cao hơn các biến chứng của Covid-19 đặc biệt những bệnh nhân này lượng vi-rút vào phổi và tim nhiều hơn so với bệnh nhân không có bệnh tim mạch.

Những bệnh nhân có bệnh tim mạch thường bị nặng hơn và khả năng tử vong cao hơn do vi-rút SARS-CoV-2 tác động mạnh lên tim qua nhiều cơ chế, trong đó nặng nhất là viêm nhiễm tác động lên tim. Cách duy nhất để ngăn ngừa điều này là tiêm vắc-xin phòng Covid- 19.

Vắc-xin không phải là ngăn ngừa bệnh nhân tim mạch không mắc Covid-19, nhưng nó làm giảm đi các biến chứng nặng cho bệnh nhân tim mạch, làm cho bệnh nhân tim mạch ít bị tử vong hơn và nhập viện cũng giảm hơn hẳn so với không tiêm vắc-xin.

 Bệnh nhân tim mạch có dễ gặp tác dụng phụ của vắc-xin Covid-19?

Bệnh nhân tim mạch không phải là những người có nguy cơ cao dễ bị tác dụng phụ của vắc-xin Covid- 19. Tất cả bệnh nhân tim mạch nên lưu ý với các cơ sở tiêm chủng là mình có bị dị ứng nặng hay không, với những trường hợp dễ bị dị ứng thì không nên tiêm vắc-xin.

Những bệnh nhân có những phản ứng không liên quan đến vắc-xin như dị ứng hải sản, thời tiết hoặc thuốc uống vẫn có thể tiêm được vắc-xin nhưng nên được theo dõi ở bệnh viện 30 phút sau khi tiêm.

Liều thứ 2 của vắc-xin, những bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng có thể sẽ có cảm giác khó thở khi gắng sức và có thể thấy sốt nhẹ như cúm. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài 1-2 ngày.

 Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin Covid-19 trên bệnh nhân tim mạch là gì?

Các tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin Covid-19 ở bệnh nhân tim mạch giống như người bình thường. Khi tiêm vắc-xin Covid-19, bệnh nhân tim mạch cũng có thể có phản ứng sốc phản vệ khi tiêm nhưng tỷ lệ của sốc này rất hiếm, chỉ khoảng 1 trên 2 triệu người được tiêm vắc-xin, thường xuất hiện nhanh trong vòng 15 phút sau khi tiêm.

Có tương tác giữa vaccine Covid-19 với các thuốc tim mạch đang dùng?

Không có bất cứ báo cáo nào giữa vắc-xin và các thuốc tim mạch. Chúng ta không nên dừng bất cứ các thuốc tim mạch nào trước và sau khi tiêm vắc-xin Covid-19.

Nhiều bệnh nhân tim mạch dùng các thuốc chống đông như warfarin (còn gọi là các thuốc kháng vitamin K), các thuốc chống đông đường uống trực tiếp (NOAC) như dabigatran, rivaroxaban hoặc các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu khi có bệnh lý mạch vành như aspirin, clopidogrel, ticargrelor, prasugrel đều có nguy cơ chảy máu khi tiêm vắc-xin nhưng rất thấp.

Một số bệnh nhân có thể tụ máu nhỏ ở chỗ tiêm khi dùng các thuốc chống đông, các bệnh nhân không cần ngừng các thuốc chống đông.

Vắc-xin nào thích hợp cho bệnh nhân tim mạch?

Đa phần các bệnh nhân tim mạch là lớn tuổi. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy tất cả các vắc xin đều có lợi khi tiêm cho người lớn tuổi.

Dù khả năng bảo vệ  với vi rút là khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin  nhưng với những người  đã tiêm vắc xin  thì khi mắc Covid -19 đều nhẹ hơn hẳn. Do vậy  chúng ta không nên quá quan tâm đến loại vắc xin mà chúng ta tiêm.

Tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa Covid-19 sau khi tiêm chủng

Tiêm chủng không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp này mà chỉ làm giảm nguy cơ. Ngay cả sau khi tiêm vaccine đầy đủ, bạn vẫn phải tuân theo các quy tắc phòng ngừa Covid-19 như giữ khoảng xã hội, đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng và nước và quan trọng hơn, ở nhà và tránh ra ngoài khi không cần thiết.

Bạn đang đọc bài viết Sau tiêm vaccine Covid-19, người mắc các bệnh về tim mạch có bị ảnh hưởng không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới