Samsung giữ ngôi đầu trên bảng xếp hạng bằng sáng chế tại Mỹ
IBM đã chính thức bị Samsung vượt mặt sau 29 năm giữ kỷ lục đăng ký nhiều bằng sáng chế nhất tại Mỹ. Đây là một sự nỗ lực của nhà sản xuất Hàn Quốc
Theo công bố của Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO), các bằng sáng chế này "Được cấp cho việc phát minh ra một quy trình, máy móc, sản xuất hoặc thành phần vật chất mới và hữu ích, hoặc một cải tiến mới và hữu ích của chúng".
Bằng sáng chế cho phép chủ sở hữu của chúng ngăn cản người khác chế tạo, sử dụng hoặc bán sáng chế trong vòng 20 năm kể từ ngày cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế tiện ích có thể được sử dụng để bảo vệ phần mềm hoặc bảo vệ thiết kế giao diện người dùng của phần mềm.
Được biết, Samsung đã nhận được gần 8.517 bằng sáng chế tiện ích của Hoa Kỳ vào năm 2021. Theo sau đó là người bạn đồng hương LG. Tuy nhiên đến năm 2022, Samsung đăng ký 4.743 bằng sáng chế tiện ích, giảm 44% so với năm 2021. Số lượng đăng ký bằng sáng chế cho chất bán dẫn và bộ nhớ phần cứng của IBM thấp hơn đáng kể. Trong khi đó, LG đã chứng kiến mức tăng 5%, lên 4.580 bằng sáng chế.
Từ năm 1996 đến năm 2022, IBM đã thu về khoảng 27 tỷ USD tiền bản quyền cho việc cấp phép sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên từ 2020, công ty này đã đưa ra hướng đi mới. Giám đốc nghiên cứu của IBM Dario Gil cho biết: "Chúng tôi quyết định không còn theo đuổi vị trí dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế nữa mà vẫn duy trì vị thế cường quốc về sở hữu trí tuệ và tiếp tục có một trong những danh mục đầu tư mạnh nhất trên thế giới về các công nghệ ưu tiên của chúng tôi." IBM hiện được cho là đang tập trung vào việc nhận bằng sáng chế của Hoa Kỳ cho chip AI, điện toán đám mây lai, an ninh mạng và điện toán lượng tử.
Samsung đã theo sau IBM trong vài năm mặc dù hãng này đã được trao 8.000 bằng sáng chế trở lên mỗi năm tại các bang kể từ năm 2017. Năm 2022 là năm mà Samsung cuối cùng đã trở thành công ty dẫn đầu về bằng sáng chế tiện ích của Hoa Kỳ.
Canon KK đứng thứ năm do số lượng bằng sáng chế tiện ích mà hãng nhận được ở Hoa Kỳ trong năm 2022 đã giảm 10% xuống còn 3.046. Và ở vị trí thứ sáu là Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan hay còn được gọi là TSMC. Xưởng đúc chip lớn nhất thế giới đã được trao 3.038 bằng sáng chế tiện ích tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, tăng 8%.
Ở một diễn biến khác, một nghiên cứu chung của Văn phòng Bằng sáng chế Châu Âu và Cơ quan Năng lượng Quốc tế được công bố hôm 10/1 đã phân tích dữ liệu toàn cầu về các bằng sáng chế quốc tế - nhóm các bằng sáng chế quốc tế cho một phát minh cụ thể về công nghệ hydro để phát hiện các xu hướng đổi mới giữa các quốc gia và lĩnh vực.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2020, quốc gia dẫn đầu về bằng sáng chế hydro là Nhật Bản, chiếm 24% tổng số toàn cầu. Các thành viên Liên minh châu Âu chiếm 28%, dẫn đầu là Đức với 11% và Pháp với 6%. Hoa Kỳ theo sau với tỷ lệ 20%, với bằng sáng chế giảm "đáng kể" sau năm 2015, mặc dù Hoa Kỳ đã từng là "nhà đổi mới chính" cho đến năm 2011.
Số lượng đơn đăng ký sáng chế quốc tế có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Trung Quốc mới chỉ "cất cánh" trong giai đoạn này. Báo cáo cho biết, các quốc gia châu Á chỉ thể hiện sự hiện diện "khiêm tốn" trong tổng số bằng sáng chế hydro toàn cầu, ở mức tương ứng là 7% và 4%, tốc độ tăng trưởng phát triển bằng sáng chế hydro trung bình hàng năm của họ là 12% và 15%.
Minh Thư