0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 11/07/2020 17:18 (GMT+7)

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học để giữ mảng xanh môi trường

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân tại cuộc họp về xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việt Nam được đánh giá có sự phong phú về đa dạng sinh học, thế nhưng, trước tác động của phát triển nóng về kinh tế thời gian qua, đa dạng sinh học đang bị suy thoái.

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong 10 năm tới có ý nghĩa rất quan trọng khi là một yếu tố nền tảng, cấu thành sự phát triển của đất nước theo hướng bền vững. Đây được coi là một lớp trong các quy hoạch của ngành TN&MT và phải được hoàn thành trước Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải có tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo với các quy hoạch khác có liên quan, như Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia và phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia.

xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để giữ mảng xanh môi trường


Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả phần đất liền, biển và hải đảo. Có 6 đối tượng được đưa vào Quy hoạch, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên; Hành lang đa dạng sinh học; Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Khu vực đa dạng sinh học cao; Cảnh quan sinh thái quan trọng; và Các vùng đất ngập nước quan trọng.

Nguyên tắc khi xây dựng Quy hoạch đã được xác định rõ, đó là: Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nhằm giảm tối đa mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững; Áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh họ; Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

Việc lập Quy hoạch giai đoạn mới được thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hiện có.

Theo đó, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030 nhằm bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. Quy hoạch cũng đồng thời phải xác định được tầm nhìn đến năm 2050 đối với đa dạng sinh học Việt Nam.

Theo Quyết định số 174/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo Nhiệm vụ lập Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học để giữ mảng xanh môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023