0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 09/11/2021 15:06 (GMT+7)

NÓNG: Vệ tinh 'made in Vietnam' đã được phóng lên quỹ đạo sau 3 lần bị hoãn

Vào lúc 7 giờ 55 phút 16 giây (giờ Hà Nội) ngày 9/11, tên lửa Epsilon số 5 được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

Được biết, đây là lần thứ 4 tên lửa Epsilon số 5 được lên lịch phóng và đã đưa thành công vệ tinh NanoDragon cùng 8 vệ tinh khác vào không gian, sau ba lần phải hoãn phóng vào các ngày 1/10 và 7/10 và 7/11 vì thời tiết và lý do kỹ thuật.

tm-img-alt
Tên lửa Epsilon 5 được phóng lên quỹ đạo vào sáng 9/11 (giờ Việt Nam). Ảnh: JAXA.

Theo kế hoạch, đến 9 giờ 7 phút 52 giây (giờ Hà Nội), vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo, sẽ tách khỏi tên lửa Epsilon, bắt đầu làm việc trong không gian.

Trong lần phóng này, tên lửa Epsilon mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Việc phóng 9 vệ tinh này nằm trong khuôn khổ "Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2"- Innovative Satellite Technology Demonstration-2" của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System – AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Đây là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020". Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm vệ tinh được thực hiện tại Việt Nam bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).

Trước NanoDragon, VNSC từng chế tạo vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1 kg), phóng lên quỹ đạo và thu được tín hiệu vào năm 2013. Trong khi đó, vệ tinh MicroDragon (50 kg) được chế tạo bởi 36 cán bộ VNSC dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản. Thiết bị này được phóng thành công lên quỹ đạo vào tháng 1/2019 và đã thu nhận ảnh chụp từ vệ tinh.

Sau vệ tinh NanoDragon, vệ tinh LOTUSat-1 được Nhật Bản chế tạo thông qua dự án của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, dự kiến được đưa lên quỹ đạo vào cuối năm 2023, sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam. Vệ tinh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.

Ngoài ra các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam còn có nhiều sản phẩm về ứng dụng công nghệ Vũ trụ như: Cơ sở dữ liệu vệ tinh Vietnam Datacube, các hệ thống theo dõi mất rừng nhanh, giám sát rừng, giám sát lúa, giám sát lũ lụt...

Bạn đang đọc bài viết NÓNG: Vệ tinh 'made in Vietnam' đã được phóng lên quỹ đạo sau 3 lần bị hoãn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023