0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Chủ nhật, 20/03/2022 07:58 (GMT+7)

Nhìn lại một tuần sóng gió, giá vàng giảm mạnh nhất 4 tháng gần đây

Giá vàng trong nước và thế giới kết thúc tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu năm nay trước bối cảnh đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine cùng tác động từ quyết định tăng lãi suất của Mỹ.   

Giá vàng trong nước tăng giảm đan xen

Giá vàng trong nước vừa chứng kiến một tuần giao dịch với nhiều tăng, giảm đan xen quanh mốc 69 triệu đồng/lượng.

tm-img-alt

Theo các chuyên gia, giá vàng có thể tiếp tục xu hướng giằng co trong ngắn hạn sau khi nhu cầu đối với kim loại quý này bị ảnh hưởng bởi hy vọng về tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine cùng tác động từ quyết định tăng lãi suất của Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:

SJC Hà Nội: 67,8 triệu đồng/lượng (mua vào) - 68,92 triệu đồng/lượng (bán ra)

SJC TP.HCM: 67,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,9 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji Hà Nội: 67,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,9 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji TP.HCM: 68 triệu đồng/lượng (mua vào) và 69 triệu đồng/lượng (bán ra)

Giá vàng quốc tế về ngưỡng 1.900 USD/ounce

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 15,2 USD/ounce lên 1.942,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 34 USD xuống 1.943,2 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đã mất 2,8% trong cả tuần qua, đánh dấu tuần giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 11/2021 tới nay.

tm-img-alt
Fed tăng lãi suất làm giá vàng thế giới giảm.

Tuần qua, vàng giảm giá do cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine có một vài diến biến tích cực. Bên cạnh đó, vàng giảm giá còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu giảm. Giá dầu thô dần trở về ngưỡng 100 USD/thùng (từ đỉnh 140 USD trong tuần trước) nhờ dấu hiệu tích cực từ đàm phán Nga - Ukraine.

Kết thúc cuộc họp vào ngày 16/3, Fed thông báo sẽ nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 0,25-0,5% và cũng công bố kế hoạch về các lần tăng lãi suất sắp tới.

Giá vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ. Điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không sinh lời. Lãi suất cao hơn, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, cũng làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát.

Vàng giảm giá và đang tiến về ngưỡng 1.900 USD/ounce trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát, vốn đang ở mức cao kỷ lục trong 40 năm qua. Đồng USD gần đây tăng giá và đang treo ở mức cao nhiều tháng so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt cũng gây áp lực lên vàng.

Nhu cầu mua vàng tại Nga tăng mạnh sau khi nước này tuyên bố gỡ bỏ thuế VAT (gần 20%) đối với người mua vàng. Theo Ngân hàng Trung ương, tỷ lệ vàng trong dự trữ quốc gia đã tăng từ 21% lên 40%.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng miếng và đồng xu vàng ước tính 1.124 tấn trong năm 2021, ngưỡng cao nhất trong 1 thập kỷ, nhà đầu tư Đức và Mỹ đầu tư lượng tiền cao kỷ lục.

Tiền vào các quỹ ETF vàng trên khắp thế giới đang tăng trên toàn cầu. Theo WGC, các quỹ ETFs vàng đón nhận đến 35,3 tấn vàng.

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng 

Theo phân tích kỹ thuật, nếu giá vàng vượt mốc 1.950 USD/ounce thì lực mua sẽ tăng mạnh và tạo tiền đề chạm mốc cản 1.975 USD/ounce. Xa hơn, kháng cự tiếp theo là 2.000 USD/ounce. Ở kịch bản giá giảm, mức hỗ trợ gần nhất của vàng nằm ở 1.915 USD/ounce.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng tiếp tục gia tăng. Trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến nhu cầu vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ.

Đại diện Forbes & Manhattan dự báo, chu kỳ giá vàng tăng sẽ tiếp tục kéo dài và vàng có thể lên mức 4.000 USD/ounce trong vòng 4-5 năm tới, tương đương khoảng 110 triệu đồng/lượng.

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại một tuần sóng gió, giá vàng giảm mạnh nhất 4 tháng gần đây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới