Nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ Úc trong cuộc đối đầu với Facebook
Trong những diễn biến buộc các nền tảng trực tuyến Facebook và Google phải trả tiền bản quyền cho báo chí của Úc, hiện đã có thêm nhiều tiếng nói ủng hộ.
Sau động thái 'chặn sóng' các nhà xuất bản, cơ quan báo chí ở Úc của Facebook. Động thái này nhằm nhằm đáp trả việc quốc hội Australia xem xét đạo luật Đàm phán Truyền thông Tin tức, trong đó yêu cầu Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia khi tin tức được chia sẻ trên các nền tảng công nghệ này.
Động thái này đã khiến người dùng Facebook tại Úc đã không thể chia sẻ và xem tin bài, kể cả trong nước và quốc tế trên Facebook. Người dùng Facebook toàn thế giới không thể chia sẻ hoặc xem tin bài từ các nhà xuất bản Úc.
Ngay lập tức, làn sóng #DeleteFacebook đã bùng nổ tại Úc, đồng thời, các ứng dụng khác do Facebook cung cấp tại nước này như WhatsApp, Instagram cũng bị người dân nước này kêu gọi tẩy chay.
Tin tức chưa bao giờ là miễn phí
Hiện tại Úc và Facebook vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề này. Trong khi đó, chính quyền Úc vẫn đưa ra những tuyên bố cứng rắn về việc không nhượng bộ trước hành động đáp trả của Facebook.
Trên thế giới, nhiều quốc gia và tổ chức tại phương Tây bao gồm Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức đang lên tiếng ủng hộ Úc và những dự thảo về bản quyền đối với tin tức trên các phương tiện truyền thông. Hầu hết các nước đã lên tiếng đều đang thực hiện các nỗ lực buộc các nền tảng công nghệ trả tiền cho tin tức từ nhiều năm qua đối với Google và Facebook và thu về thành quả nhất định.
Cụ thể, Tây Ban Nha là nước đầu tiên ra mắt "thuế Google" từ năm 2014, trong đó hãng phải trả cho những tin tức được đăng trên nền tảng Google News. Thay vì trả phí, Google quyết định đóng cửa dịch vụ News ở Tây Ban Nha và chưa từng khôi phục lại suốt 7 năm qua.
Ở một diễn biến thuận lợi hơn, Ủy ban Cạnh tranh Pháp đang dẫn đầu những nỗ lực buộc các nền tảng công nghệ trả tiền cho tin tức từ nhiều năm qua. Pháp là nước EU đầu tiên áp dụng chỉ đạo mới về bản quyền hồi năm 2019, trong đó yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho nhà xuất bản để hiển thị nội dung tin tức. Cả hai hãng đều từ chối. Google đã tìm cách hạn chế thiệt hại khi ký thỏa thuận 76 triệu USD với nhiều hãng tin Pháp, nhằm cho phép nội dung của họ xuất hiện trên nền tảng Google News Showcase.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) hồi tháng 12/2020 cũng tiến hành hai đơn kiện chống độc quyền nhằm vào thương vụ mua Instagram và WhatsApp của Facebook. Bên cạnh áp lực từ FTC, Liên minh Truyền thông Tin tức Mỹ với 2.000 tổ chức thành viên cũng đang vận động thông qua dự luật "Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí" với những điều khoản tương tự dự luật của Australia. Nếu được phê duyệt, đạo luật sẽ cho phép các nhà xuất bản "đàm phán với những nền tảng online chủ chốt về điều khoản phân phối nội dung của họ".
Facebook phản ứng với những chỉ trích này bằng hàng loạt sáng kiến cấp vốn cho báo chí và tăng cường nội dung tin tức trên nền tảng của họ, bao gồm mục Journalism Project và News, nhưng ảnh hưởng của chúng khá mờ nhạt và ngành truyền thông Mỹ vẫn phải chật vật cạnh tranh với các mạng xã hội.
Tại Canada, Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault hồi đầu tháng hứa hẹn sẽ đưa ra quy định mới, buộc những người khổng lồ công nghệ phải trả phí cho những tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ và nhận được sự ủng hộ từ 105 tờ báo địa phương.
Trong một tuyên bố liên quan, ông Builbeault khẳng định: "Tin tức chưa bao giờ miễn phí. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, các nhà xuất bản phải được đền bù công sức và chúng tôi sẽ hỗ trợ họ trong lúc họ cung cấp thông tin thiết yếu vì lợi ích của cộng đồng".
Cứng rắn sẽ khiến Facebook 'lợi bất cập hại'
Một số người nhận định, về lâu dài, động thái 'ương bướng' của Facebook sẽ khuyến khích người đọc hình thành thói quen chủ động tìm kiếm tin tức, từ đó làm lợi cho các cơ quan truyền thông tại các quốc gia, trong khi lại tự mình thu hẹp thị trường và sức cạnh tranh.
Fred Azis Laranjo, sống tại Sydney nói với CNBC: "Lựa chọn Facebook sẽ bị 'phản tác dụng dây truyền'. Mạng xã hội này sẽ đánh mất người dùng cũng như khách hàng. Lệnh cấm của Facebook gây bất tiện và giận giữ cho những người thường xuyên cập nhật tin tức qua mạng xã hội".
Fred Azis Laranjo, sống tại Sydney nói với CNBC: "Lựa chọn Facebook sẽ bị 'phản tác dụng dây truyền'. Mạng xã hội này sẽ đánh mất người dùng cũng như khách hàng. Lệnh cấm của Facebook gây bất tiện và giận giữ cho những người thường xuyên cập nhật tin tức qua mạng xã hội".
Về lâu dài, động thái mới của Facebook sẽ khuyến khích nhiều người tìm kiếm tin tức một cách chủ động hơn. Nhìn theo hướng tích cực, đây sẽ là cơ hội của các cơ quan truyền thông.
Thống kê của NiemanLab cho thấy, lệnh cấm của Facebook đã làm sụt giảm mạnh lượng truy cập của nhiều trang tin tức tại Australia, có trang traffic đã giảm 93% trong một ngày. Tuy nhiên một số hãng tin lại hành động mạnh mẽ hơn, kêu gọi người dùng cập nhật tin tức trực tiếp từ cơ quan truyền thông. "Bạn bỏ lỡ tin trên Facebook? Nhận ngay các tin mới nhất và thông báo trực tiếp với ứng dụng ABC News", tờ báo hàng đầu nước này chạy quảng cáo. Ngay lập tức, từ vị trí hơn 400, ứng dụng đọc báo đã leo lên vị trí số một trong kho ứng dụng của Apple.
Theo The Verge, một ngày sau lệnh cấm, ứng dụng đọc báo ABC News của hãng Australian Broadcasting Corporation đã leo lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất tại Australia, vượt qua Instagram, Messenger, Facebook, WhatsApp.
Theo SHTT