0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 12/08/2020 10:10 (GMT+7)

Nhiều cơ hội cho Việt Nam tại thị trường Đan Mạch

Hiệp định EVFTA đi vào thực thi kỳ vọng sẽ mang lại tác động tích cực cho hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch.

Nhiều năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đan Mạch không ngừng phát triển. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều về hàng hóa đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2005 và gấp đôi kể từ năm 2012. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Đan Mạch trong năm 2019 đạt khoảng 580,81 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt 236,63 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đan Mạch đạt 140,95 triệu USD, giảm 14,96%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đan Mạch đạt 95,68 triệu USD, giảm 26,87% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính riêng trong tháng 6 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt 37,2 triệu USD. Việt Nam xuất siêu sang Đan Mạch 9,1 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang Đan Mạch hơn 22 triệu USD và nhập khẩu 14 triệu USD.


ds

Dệt may là một trong những ngành hàng thế mạnh của Việt Nam


Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đan Mạch phải kể đến như: Sản phẩm dệt, may, hàng thủy sản, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác,... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Đan Mạch các sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép,...

Đan Mạch là một trong số các nước Bắc Âu đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm. Các doanh nghiệp của Đan Mạch đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh. Tính đến hết năm 2019, Đan Mạch xếp hạng thứ 30 trong số 135 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 139 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư hơn 439,25 triệu USD.

Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch cho biết: Đan Mạch không những là quốc gia duy nhất ở Bắc Âu thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, mà còn là một trong những đối tác thương mại tiềm năng của Việt Nam tại khu vực châu Âu. Bởi đây là khu vực cửa ngõ nối liền phía Bắc với phần còn lại của châu Âu. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, Đan Mạch đã thực hiện các chính sách tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

Đặc biệt, khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi sẽ mang lại tác động tích cực cho hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam sẽ có cơ hội và sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường EU nói chung và Đan Mạch nói riêng.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Latvia), các ngành kinh tế thế mạnh của Đan Mạch gồm vận tải biển, cơ khí đóng tàu, xây dựng cảng biển, chế tạo thiết bị năng lượng, xi măng, công nghiệp dược, chế biến thủy sản và thực phẩm, sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng gió và năng lượng tái tạo, môi trường và công nghệ xanh – sạch, thiết kế công nghiệp và hàng tiêu dùng. Đây đều là những lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam và nhiều cơ hội để hai nước có thể hợp tác phát triển mạnh mẽ.


ds

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nhiều cơ hội vào Đan Mạch


Ngoài ra, Đan Mạch trong lịch sử đã duy trì một chính sách không rào cản và thường dẫn đầu trong việc chống lại các hàng rào phi thuế quan. Đan Mạch là thành viên của EU và tuân thủ tốt nhất việc thực hiện các chỉ thị về thị trường chung châu Âu. Thuế nhập khẩu của Đan Mạch áp dụng chung cho tất cả sản phẩm đến từ các nước không thuộc khối EU. Khi hàng hóa đã được thông quan tại một cửa khẩu của một nước thành viên EU, hàng hóa có thể tự do di chuyển đến các nước thành viên khác của EU, trong đó có Đan Mạch.

Đặc biệt, Đan Mạch do thời tiết lạnh kéo dài, chiếm phần lớn thời gian trong năm nên có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại nông, thủy sản nhiệt đới mà đây là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Đan Mạch cũng cho biết, Đan Mạch không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là cửa ngõ quan trọng để các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam xâm nhập vào các nước Bắc Âu khác. Tuy nhiên, giá trị hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch hiện còn khá khiêm tốn. Hy vọng, sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng của Việt Nam sẽ tăng mạnh.

Hiện, hàng dệt may của Đan Mạch chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu, Đức và Thụy Điển là hai thị trường nhập khẩu dệt may chính của Đan Mạch. Tuy nhiên, do nhân công cao nên hầu hết các nhà máy sản xuất dệt may của Đan Mạch được đặt ở nước ngoài hoặc thuê gia công. Nếu tiếp cận được các nhà sản xuất và nhập khẩu dệt may của Đan Mạch, doanh nghiệp không chỉ tiếp cận được thị trường Đan Mạch mà còn có cơ hội đưa sản phẩm cung cấp cho các thị trường châu Âu thông qua chuỗi phân phối của Đan Mạch. Tuy nhiên, Việt Nam phải tăng năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh các đối thủ như Thổ Nhĩ Kỹ, Trung Quốc, Ba Lan, Bangladesh…

Thương vụ Việt Nam tại Đan Mạch lưu ý, do nhu cầu của thị trường, các nhà nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Đan Mạch thường quan tâm đến giá và chất lượng sản phẩm, đặc biệt thường phải có thiết kế đặc biệt và khác biệt. Do vậy, các nhà nhập khẩu thường tự thiết kế và đặt sản xuất theo yêu cầu tại các nước đang phát triển để giảm giá thành. Đồng nghĩa có rất nhiều cơ hội để các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tiến vào thị trường Đan Mạch.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Nhiều cơ hội cho Việt Nam tại thị trường Đan Mạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023