0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 03/10/2022 07:30 (GMT+7)

Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Australia tuyên bố từ bỏ than đá vào năm 2035

Việc đóng cửa nhà máy nhiệt điện than Loy Yang A ở thung lũng Latrobe thuộc bang Victoria sẽ giúp AGL từ bỏ tất cả các hoạt động sản xuất điện bằng than đá.

Tập đoàn năng lượng AGL, doanh nghiệp phát thải nhiều carbon nhất Australia, ngày 29/9 cho biết sẽ đóng cửa một trong những nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm nhất vào giữa năm 2035, sớm hơn 1 thập kỷ so với mục tiêu đặt ra trước đó.

Theo đó, việc đóng cửa nhà máy nhiệt điện than Loy Yang A ở thung lũng Latrobe thuộc bang Victoria sẽ giúp AGL từ bỏ tất cả các hoạt động sản xuất điện bằng than đá.

Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Australia tuyên bố từ bỏ than đá vào năm 2035 - Ảnh 1
Mỏ than tại khu vực nhà máy nhiệt điện than Loy Yang ở thung lũng Latrobe thuộc bang Victoria, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chủ tịch AGL Patricia McKenzie cho rằng đây là một trong những sáng kiến khử carbon đáng kể nhất ở Australia.

Theo bà McKenzie, một khi AGL đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than thì phát thải ròng carbon cả trực tiếp và gián tiếp của tập đoàn này sẽ bằng 0.

Bà nhấn mạnh mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là phương hướng kinh doanh đúng đắn giúp tập đoàn có thể tiếp cận nguồn vốn lớn hơn và thu hút các nhà đầu tư mới.

AGL cho biết thêm nhà máy nhiệt điện than lớn nhất của tập đoàn này - Bayswater (nằm ở bang New South Wales) vẫn đang thực hiện kế hoạch đóng cửa trước năm 2033.

Theo AGL, việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than là "bước tiến lớn trong hành trình khử carbon của Australia".

Hoạt động của AGL, tập đoàn năng lượng lớn nhất Australia, đã phải chịu áp lực lớn trong năm qua khi các nhà hoạt động môi trường gia tăng sức ép đòi chính phủ thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh bằng cách từ bỏ than đá nhanh hơn.

Đức chi 200 tỷ euro để hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng năng lượng

Quỹ Bình ổn Kinh tế của Đức (WSF), được thành lập trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vào năm 2020, sẽ quản lý và phân phối gói viện trợ này của nhà nước.Với việc khởi động lại quỹ WSF, Đức cũng đang phản ứng với sự thay đổi nguồn cung khí đốt của Nga, sau khi rò rỉ ở đường ống Nord Stream 1 và 2 dẫn đến dòng chảy khí đốt bị gián đoạn vô thời hạn.

Ông Scholz cho biết: "Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống này", đồng thời dự kiến sẽ không có nguồn cung cấp khí đốt từ Nga trong tương lai gần.

Đức đã tích cực tìm kiếm các đối tác thương mại mới và mở rộng sản xuất điện hạt nhân và than đá kể từ khi bắt đầu diễn ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. Hai trong số ba nhà máy điện hạt nhân còn lại của Đức vẫn có thể được vận hành trong quý I/2023, mặc dù kế hoạch của nước này là dừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân vào cuối năm nay.

Giá điện và khí đốt sẽ được giới hạn để giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng và nền kinh tế. Trước cuộc khủng hoảng năng lượng, Chính phủ Đức đã đưa ra các gói cứu trợ lạm phát trị giá 95 tỷ euro.

Cũng trong ngày 29/9, Cơ quan thống kê của Đức (Destatis) thông báo, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 9/2022 đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ đầu những năm 1950 đến nay.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1990, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đạt mức hai con số. Trước đó trong tháng 8/2022, lạm phát của Đức tăng trở lại và đạt mức 7,9%, sau hai tháng giảm nhẹ trước đó.

Ông Scholz cũng nói rằng một biểu thuế khí đốt, vốn sẽ cho phép các công ty điện chuyển chi phí năng lượng cao cho người tiêu dùng, giờ sẽ không được áp dụng. Thay vào đó, các công ty này được nhận hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ để tránh tạo thêm gánh nặng tài chính cho người dân.

Ngay trước khi Thủ tướng Scholz công bố Quỹ bình ổn kinh tế, các viện kinh tế hàng đầu của Đức đã cắt giảm dự báo của họ về nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2023. Hiện các viện kinh tế dự đoán kinh tế Đức sẽ suy thoái ở mức 0,4%, thay vì mức tăng trưởng 3,1% được dự báo trước đó.

Hà Ly

Bạn đang đọc bài viết Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Australia tuyên bố từ bỏ than đá vào năm 2035. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023