0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ ba, 20/10/2020 09:39 (GMT+7)

Nhà đầu tư Nhật Bản muốn dồn lực xuống phía Nam

Nhà đầu tư Nhật Bản hướng vào Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phía Nam nói riêng tăng cao trong những năm qua.

Thực tế việc đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam và một nước trong khu vực ASEAN đã được Nhật Bản bắt đầu từ năm 2019, trước khi dịch Covid- 19 xuất hiện. Trong đó Việt Nam là quốc gia được doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chọn lựa nhiều nhất vì hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua Việt Nam đã khống chế rất tốt dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng, đồng thời Chính phủ kịp thời có những chính sách hỗ trợ DN duy trì sản xuất, kinh doanh và vượt qua những khó khăn.

Thống kê cho thấy, đầu tư của DN Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phía Nam nói riêng tăng cao trong những năm qua và xu hướng này dự báo này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện số lượng DN Nhật Bản đến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh đứng thứ 5 trong số 110 quốc gia với tổng số vốn là 4,5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại giữa TP Hồ Chí Minh và Nhật Bản đã đạt trên 5,3 tỷ USD. Tại tỉnh Đồng Nai, tính đến nay DN Nhật đã đầu tư hơn 270 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 4,8 tỷ USD, xếp thứ ba trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào địa phương này.

Nhà đầu tư Nhật Bản muốn dồn lực xuống phía Nam
Nhà đầu tư Nhật Bản muốn dồn lực xuống phía Nam

Theo đánh giá của Tổ chức Xúc tiến ngoại thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP Hồ Chí Minh, trong 124 đề án đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản mới đây hiện đã có 30 đề án đã được chấp thuận. Trong số này, 15 công ty sẽ mở rộng nhà máy tại Việt Nam, trong đó có cả những đơn vị đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại đây.

Khảo sát đánh giá gần đây nhất của JETRO cũng cho thấy hiện có đến 63,9% DN Nhật Bản đang kinh doanh cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ ba trong khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy muốn mở cơ sở sản xuất ở các địa phương khác nhau các DN cần cân nhắc vị trí từ các tỉnh thành đến TP Hồ Chí Minh. Nếu khắc phục được các rào cản hạ tầng, tối ưu sản xuất, Việt Nam sẽ tận dụng tốt làn sóng mở rộng đầu tư của DN Nhật Bản ra nước ngoài trong bối cảnh hậu đại dịch hiện nay - ông Hirai Shinji đánh giá.

Các tỉnh thành lớn là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đã nhanh chóng mở rộng hoặc đầu tư mới các khu công nghiệp, hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông, nâng cấp chuỗi cung ứng logictics... để thật sự có môi trường đầu tư tốt, hạ tầng hoàn chỉnh đón các nhà đầu tư.

TP Hồ Chí Minh tập trung thực hiện chính quyền điện tử, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ trong quản lý. Từ đó sẽ giảm được thời gian làm thủ tục hành chính, giảm tiếp xúc trực tiếp, giúp giảm được các chi phí không chính thức. TP Hồ Chí Minh cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài, nhà đầu tư đến làm việc sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Nhà đầu tư Nhật Bản muốn dồn lực xuống phía Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới