0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 04/08/2020 13:22 (GMT+7)

Nguồn vốn FDI: Thu hút song song với sử dụng hiệu quả

Trong 7 tháng năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần (FDI) là 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam hút vốn FDI

Tính đến nay, cả nước đã tiếp nhận trên 25.690 dự án FDI đến từ 127 quốc gia và vùng lãnh thổ, với vốn đăng ký (còn có hiệu lực) là 322,9 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng hơn 170 tỷ USD. Khu vực FDI hiện nay đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 20% GDP của cả nước.

Tính riêng 7 tháng năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần (FDI) là 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2019.


ax

Việt Nam đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn


Đáng chú, quy mô của các dự án tăng đáng kể, bình quân khoảng 6 triệu USD/dự án. Thậm chí có không ít dự án sản xuất quy mô lớn tới vài trăm triệu, thậm chí là cả tỷ USD như dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư là 4 tỷ USD; dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Texhong Hải (Hồng Kông) có tổng vốn đầu tư 214 triệu USD; dự án Nhà máy sản xuất của USI (Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD… Bởi vậy, mặc dù trong 6 tháng đầu năm chỉ có 1.418 dự án được cấp phép mới, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước; song tổng vốn đăng ký đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 13,8%.

Trong khi hiện nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Google, Pegatron… đã và đang có dự định dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Qua tiếp xúc, tìm hiểu và theo nhiều khảo sát với các nhà đầu tư quốc tế thì rất nhiều nhà đầu tư bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn và Việt Nam đang có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19.

Hiệu quả hơn số lượng

Mới đây, trong buổi công bố Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7 của Ngân hàng Thế giới (WB), chuyên gia kinh tế thuộc WB đã nhận định: Thời điểm hiện tại, Việt Nam không nên đặt vấn đề thu hút được bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài (FDI) mà cần đặt câu hỏi "FDI đã làm được gì cho Việt Nam?".


dsd

Việt Nam cần tính đến hiệu quả khi sử dụng FDI


Bởi theo vị chuyên gia này, việc thu hút đầu tư cần mang lại hiệu quả và đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. Trên thực tế là có nhiều FDI không thể tìm được nhà cung ứng nguyên phụ liệu nội địa, nên vị chuyên gia khuyến nghị cần chủ động hơn trong đào tạo và nâng cấp doanh nghiệp trong nước chứ không chỉ là thu hút nhiều hơn.

Chuyên gia cũng đánh giá: Việt Nam là số ít các quốc gia thế giới không phải tăng nợ vay kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vì ta có dự trữ ngân quỹ tốt, vì vậy Chính phủ có thể chi nhiều hơn, giúp tăng cầu và tăng cả cung cho nền kinh tế. Vấn đề làm tìm ra dự án cho phù hợp, cần hành động nhanh chóng.

Với chính sách hỗ trợ, chuyên gia kinh tế của WB cũng khuyến cáo Việt Nam cần hỗ trợ có mục tiêu cho ngành nhất định, ưu tiên tập trung là du lịch dịch vụ, vận tải, sản xuất chế tạo chế biến. Điều quan trọng nhất theo vị chuyên gia là cần chuyển đổi kỹ năng cho người lao động, sẵn sàng ngay khi đại dịch kết thúc.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Nguồn vốn FDI: Thu hút song song với sử dụng hiệu quả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023