Vì sao người lao động bỗng dưng ồ ạt nghỉ việc dịp cận Tết âm lịch 2022?
Covid-19 là nguyên nhân chính khiến người lao động ồ ạt nghỉ việc, rơi vào các nhóm ngành có số lượng lao động lớn buộc phải dịch chuyển để tồn tại.
Khác với nhiều năm trước, đúng vào dịp cuối năm 2021 lại xuất hiện tình trạng người lao động ồ ạt nghỉ việc. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn do dịch bệnh covid-19 kéo dài ở trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đa phần là người trẻ lại chọn cách nghỉ việc bất chấp dịp cuối năm họ có thể lĩnh một khoản tiền thưởng tết âm kếch sù.
Theo một khảo sát được Anphabe thực hiện, cứ 10 người đang đi làm có 6 người tìm việc làm mới. Theo đó, độ tuổi nghỉ việc nhiều nhất là từ 24 trở xuống hoặc những người từ 40 tuổi trở lên.
Cũng như tại khảo sát của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ thiếu hụt lao động cao nhất được ghi nhận ở vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, TP.HCM là một trong những địa phương có tỷ lệ thiếu hụt cao, xấp xỉ khoảng 32%.
Nguyên nhân do dịch Covid-19 kéo dài đã khiến nhiều lao động trở về quê khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, tần suất làm việc của các doanh nghiệp cao gấp 3-4 lần so với ngày thường. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Tổ chức CTCP Vang Thăng Long cũng cho biết, dịp cuối năm, đơn vị đang cần tuyển thêm khoảng 40 lao động thời vụ cùng nhiều vị trí khác như thủ kho bao bì, công nhân cơ điện… để phục vụ kế hoạch sản xuất. Mức lương cho lao động làm việc tại các vị trí này dao động từ 7 - 8 triệu đồng/tháng.
“Thời gian qua, công ty đã đẩy mạnh tuyển dụng bằng nhiều kênh khác nhau như qua trung tâm dịch vụ việc làm, mạng xã hội, các trang chuyên về tuyển dụng có mất phí, tuy nhiên vẫn chưa tuyển đủ lao động đáp ứng nhu cầu,” ông Nguyễn Quang Vinh cho hay.
Cùng rơi vào hoàn cảnh tương tự, bà Lâm Thị Lý, Giám đốc nhân sự doanh nghiệp của CTCP Thiên Hương (Q.12) chia sẻ, hoạt động trờ lại từ đầu tháng 11, thế nhưng đến nay số lao động đến làm việc chưa đạt 70%. Do vậy, đơn vị đang thiếu khoảng 100 lao động. Do đây là cao điểm làm hàng Tết, việc thiếu nhân công khiến đơn hàng cuối năm trì trệ, không kịp tiến độ giao hàng.
Không chỉ thiếu lao động có tay nghề, doanh nghiệp này hiện còn không tuyển được nhân viên thời vụ để bán hàng hội chợ cuối năm. Theo chia sẻ của bà Lý, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh, một lượng lớn người lao động rời thành phố về quê đến nay vẫn chưa quay lại, thêm vào đó, sinh viên tại các trường đại học cũng vẫn đang học online, chưa trở lại thành phố nên nguồn cung lao động thời vụ bị khan hiếm.
Theo nhiều chuyên gia, tình trạng lao động ồ ạt nghỉ việc đang đẩy thị trường lao động Việt Nam rơi vào cành tiến thoái lưỡng nan. Nhất là vào thời điểm này, doanh nghiệp cần lao động để thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất sau dịch.
Tại sự kiện "100 nơi làm việc tốt nhất năm 2021", Anphabe - công ty tư vấn tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc, cho biết đang có hiện tượng nghỉ việc ồ ạt.
Anphabe nhận định có 1 nghịch lý đang diễn ra trong nguồn nhân lực. Đó là dù tỉ lệ thất nghiệp đang cao (chiếm 2,52% nguồn nhân lực) nhưng tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cũng vô cùng cao. Cứ 10 người, có tới 6 người đang chủ động tìm kiếm công việc mới.
Các nhà quản lý thắc mắc trong gian đoạn COVID-19 đang được kiểm soát, những tưởng nhân viên vui mừng khi được đi làm lại, nhưng thay vào đó, họ lại quyết định nghỉ việc hàng loạt.
Cụ thể, chỉ số gắn kết tình cảm và gắn kết lý trí, hai yếu tố quan trọng tác động tới nỗ lực tự nguyện và cam kết gắn bó của người đi làm được Anphabe đo lường trên diện rộng đang ở mức thấp nhất trong 6 năm qua. Tỷ lệ nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng đang thấp nhất, chỉ 46%nguồn nhân lực.
Một nguyên nhân khác tác động mạnh mẽ đến làn sóng nghỉ việc ồ ạt sau khi thị trường dần mở cửa là tình trạng nhân viên “siêu nhảy việc” (Jop Hopper) gia tăng sau thời gian dài “án binh bất động” do ảnh hưởng của COVID-19.
Dự báo, với ảnh hưởng kéo dài của COVID-19, không chỉ nhóm “siêu nhảy việc” mà cả nhóm nhân viên tiêu chuẩn cũng dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ dao động và dứt áo ra đi.
Do đó, doanh nghiệp cần có những hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần để hỗ trợ nhân viên vượt qua những “chông chênh” trong giai đoạn này cũng như hạn chế thất thoát đáng tiếc cho tổ chức.