0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ năm, 04/11/2021 06:11 (GMT+7)

Ngân hàng BIDV lấy ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ngân hàng dự kiến phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020 để tăng vốn điều lệ.

BIDV (HoSE: BID) thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án tăng vốn điều lệ năm 2021. Ngân hàng muốn phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020. Ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông là 22/11. Thời gian thực hiện lấy ý kiến cổ đông từ 24/11 đến 4/12.

BIDV chốt danh sách cổ đông trả cố tức năm 2019 bằng tiền mặt 8%

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, cổ đông BIDV đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng và lên 48.524 tỷ đồng, tương đương tăng 20,6%. BIDV hiện có vốn điều lệ gần 40.220 tỷ đồng, giữ nguyên so với cuối năm 2020.

Phương án tăng vốn gồm phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%) và phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ.

Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được ngân hàng này dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.

Trong buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại diện giới doanh nhân Việt Nam ngày 7/10, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV cho biết, trong 4 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, hiện riêng BIDV vẫn đang là ngân hàng "lọt" lại trong danh sách chờ được phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ. Theo đó, lãnh đạo ngân hàng đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét sớm phê duyệt phương án tăng vốn cho ngân hàng.

Lũy kế 9 tháng, ngân hàng lãi trước thuế 10.733 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ, tương đương 83% kế hoạch năm

Tại thời điểm 30/9, BIDV có tổng tài sản 1,68 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 9,4%, lên 1,33 triệu tỷ đồng. Tổng nợ xấu tính tương đương đầu năm, với 21.432 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 16%, và nợ dưới tiêu chuẩn tăng 85%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,76% đầu năm xuống còn 1,61%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 140%, tương đương đầu năm.

Tiền gửi khách hàng tăng 7%, lên gần 1,3 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của các TCTD khác tăng 68%, lên 68.505 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá ghi nhận 114.974 tỷ đồng, tăng 82%, chủ yếu do tăng chứng chỉ tiền gửi dưới 12 tháng.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng BIDV lấy ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới