Năm 2022 có 30 tết không? Tại sao năm nay không có 30 tết?
Nhiều năm hầu hết tháng đều đủ và chúng ta có 30 Tết. Mà năm nay chỉ có 29 ngày do lịch Âm căn cứ vào sự vận hành của mặt trăng, trái đất, mặt trời.Cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, và sự chênh lệch ngày tháng trong lịch Âm.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là Năm 2022 có 30 tết không? Tại sao năm nay không có 30 tết?
1. Nguồn Gốc của lịch Âm
Lịch Âm hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc đưa ra dựa theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Khi trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng sẽ rơi vào mùng một của mỗi tháng.
Năm 2022 thì theo lịch Âm ngày 29/12 (hay còn gọi là 29 tháng Chạp) sẽ là ngày cuối cùng của năm Tân Sửu 2021. Tức là năm nay tháng 12 âm sẽ chỉ có 29 ngày và giao thừa sẽ diễn ra vào ngày 29/12 âm lịch tức ngày 31/1/2022 dương lịch. Vậy tại sao năm nay không có 30 tết và chỉ tháng chạp lại chỉ có 29 ngày?
2. Nguyên nhân có 29 ngày
Theo đài CRI giải thích, đây là bởi vì Âm lịch hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời, một nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, cũng chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không nhìn thấy mặt trăng, nguyệt thực phải ở vào mồng một của mỗi tháng.
Trên thực tế, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, nhưng số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, điều này dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu.
Đây chính là nguyên nhân tại sao một tháng nào đó trong năm nay chỉ có 30 ngày, thì tháng này trong năm tới sẽ chỉ có 29 ngày. Nên tháng Chạp năm ngoái 2021 có 30 Tết rồi thì năm nay 2022 Nhâm Dần sẽ chỉ có 29 ngày và ngày 29 sẽ được xem là ngày là 30 Tết.
3. Những chênh lệch ngày tháng Âm lịch
Theo Âm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày, một năm chỉ có 353 ngày hoặc 354 ngày, ít hơn khoảng 11 ngày so với Dương lịch. Sau khoảng 3 năm, Âm lịch sẽ thiếu khoảng một tháng so với Dương lịch nên mới có sự xuất hiện của tháng Nhuận. Nếu không có tháng Nhuận, Tết Nguyên Đán sẽ đến ngày một sớm và sẽ xuất hiện hiện tượng “Ăn Tết vào mùa hè”.
Các bạn có lẽ còn chưa biết, có một số năm, Tết Nguyên đán đến rất sớm, còn một số năm thì lại đến muộn một chút, theo điều tra cho thấy, trong vài chục năm nay, Tết Nguyên đán sớm nhất là ngày 21/1/1966, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985, chênh lệch khoảng hơn 1 tháng đấy.