0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 10/01/2022 07:13 (GMT+7)

Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội vào năm 2022

Năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP sẽ đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD. Đồng thời, Chính phủ cũng nêu nhiều giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của năm.

Nghị quyết 01 là Nghị quyết Chính phủ vừa ban hành về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Nhận định năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng nhưng tình hình trong nước sẽ có nhiều thách thức khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn. Trong khi đó, sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút.

tm-img-alt

Khó khăn và thách thức sẽ nhiều hơn, Chính phủ nhận định sẽ tiếp tục phải ứng phó dịch bệnh trong khi sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút. Tăng trưởng và phục hồi kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả kiểm soát dịch bệnh.

Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ trương "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", vừa phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh.

Xác định tiêm chủng vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong kiểm soát dịch bệnh thành công để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược là ba trọng tâm được Chính phủ yêu cầu tập trung.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, giải pháp đầu tiên được Chính phủ quán triệt là thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

tm-img-alt

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đồng thời, Chính phủ yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Song song với đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn; tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công và phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Sẽ đẩy nhanh đầu tư, triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm, tăng kết nối vùng, liên vùng; các dự án nguồn điện, lưới điện trọng điểm và phát triển hạ tầng thương mại gắn với đa dạng hoá mô hình phân phối hiện đại...  

tm-img-alt

Chính phủ còn chỉ rõ việc thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch: Phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị khu kinh tế ven biển.

Lưu ý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội vào năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.