Năm 2020, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 11-12 tỷ USD
Theo Bộ Công thương, với kịch bản dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử về doanh thu trong quý IV sẽ là 20%,
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong trường hợp tốt nhất khi dịch bệnh kiểm soát, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 20% trong quý IV, qua đó giúp quy mô thi trường đạt mức 12 tỷ USD trong năm nay.
Ở chiều ngược lại, nếu tình hình vẫn chưa ổn định, sản xuất chịu tác động, đồng thời các dịch vụ bị ngưng trệ, thì thị trường năm 2020 chỉ ước đạt 11 tỷ USD, thấp hơn so với con số dự báo trước khi xuất hiện dịch bệnh là là 13,6 tỷ USD.
Năm 2020, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 11-12 tỉ USD (ảnh minh họa) |
Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong 3 thị trường thương mại điện tử năng động nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, việc lợi dụng thương mại điện tử để buôn bán hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tồn tại. Chính vì thế, cần có thêm chế tài xử phạt với những trường hợp vi phạm.
Số liệu Bộ Công Thương công bố cho thấy, năm 2020, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử rà soát, gỡ bỏ tổng số gần 223,6 nghìn gian hàng và hơn 1 triệu sản phẩm, qua đó đã xử lý trên 30.000 gian hàng với gần 48.000 sản phẩm vi phạm.
9 tháng đầu năm đã thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) trực tiếp tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm với tổng mức phạt 173 triệu đồng.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển năng động nhất trong khu vực và có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của iPrice - website so sánh giá hàng đầu khu vực Đông Nam Á, 5 trên 10 website thương mại điện tử đứng đầu về số lượt truy cập, xếp hạng website và số người theo dõi trên mạng xã hội tại khu vực Đông Nam Á đến từ Việt Nam, bao gồm Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPT Shop. Điều này cho thấy tiềm năm của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam khi đặt trong tương quan với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm