0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Máy tính doanh nghiệp tại Việt Nam dễ dính phần mềm độc

Mạng máy tính của các doanh nghiệp ngày càng đối mặt với nguy cơ lớn hơn từ tội phạm mạng, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện bảo mật nhiều lớp để bảo vệ mạng cũng như thiết bị đầu cuối.

Ngày 1/7, Công ty an ninh mạng Avast vừa công bố Báo cáo Rủi ro máy tính toàn cầu. Theo đó, 15% số máy tính trên toàn cầu của các doanh nghiệp đối mặt với rủi ro lây nhiễm phần mềm độc hại.

Trong số 10 quốc gia có nguy cơ cao nhất bị nhiễm phần mềm độc hại, Việt Nam nằm ở vị trí đầu tiên với gần 46%, tiếp đến là Bangladesh (38%), Indonesia (35%), Trung Quốc (33%),..

Báo cáo trên được đưa ra dựa trên phân tích chi tiết các mối đe dọa phần mềm độc hại đã được Avast nhận diện cũng như tần suất số vụ tấn công mạng nhằm vào máy tính của doanh nghiệp.


dsd

Máy tính của các doanh nghiệp đang có nguy cơ bị xâm nhập

 Theo đó, mối đe dọa, từ đơn giản đến phức tạp, đối với các máy tính doanh nghiệp trên toàn cầu trong năm qua đã tăng 4%.

Theo chuyên gia bảo mật của Avast, mạng máy tính của các doanh nghiệp ngày càng đối mặt với nguy cơ lớn hơn từ tội phạm mạng, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện bảo mật nhiều lớp để bảo vệ mạng cũng như thiết bị đầu cuối nhằm giảm thiểu mối đe dọa.

Trước đó, theo báo cáo Security Endpoint Threat Report 2019 của Microsoft, thông qua phân tích nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm 8.000 tỷ tín hiệu về các mối đe dọa được tiếp nhận và phân tích mỗi ngày, trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng 1/2029 - 12/2019, Microsoft nhận định Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực

Cụ thể theo báo cáo, dù đã giảm 26% so với năm trước nhưng tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực, ở mức 0,17% năm 2019, cao gấp 3, 4 lần mức trung bình. Các cuộc tấn công bằng malware giảm 29% so với năm trước nhưng Việt Nam cũng nằm trong top 3 bị tấn công, ở mức 8,77%.

Tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử ở Việt Nam đạt mức 0,10% trong năm 2019, đứng thứ ba toàn khu vực. Theo báo cáo, dù đã giảm 71% so với năm 2018 nhưng vẫn cao gấp 2 lần mức trung bình trong khu vực và trên toàn cầu.

Trong các cuộc tấn công này, máy tính của nạn nhân bị nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử, tạo lỗ hổng để tội phạm lợi dụng sức mạnh tính toán của máy tính mà nạn nhân không hề hay biết.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Máy tính doanh nghiệp tại Việt Nam dễ dính phần mềm độc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Tin mới