0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ sáu, 21/02/2020 10:09 (GMT+7)

Lỗ hổng bản quyền sách nói: Nguyên nhân do đâu?

Hình thức sách nói hiện đang khá phổ biến do nhu cầu của người đọc. Cũng giống với Ebook, sách nói cũng đang bộc lộ rất nhiều bất cập liên quan đến bản quyền.

 Nếu không mua được một cuốn sách mong muốn, người dùng dễ dàng có thể lên các trang YouTube tìm kiếm những video sách nói chất lượng cao và được đầu tư kỹ lưỡng. Chỉ với một vài từ khóa đơn giản, hàng hàng trăm cuốn sách sẽ được bày ra trước mắt nhưng đằng sau đó là những câu chuyện đáng nói về về bản quyền.

Cách đây gần 10 năm, Phương Nam Books ra mắt hàng loạt tác phẩm theo định dạng sách nói của một số tác giả như Đỗ Hồng Ngọc, Di Li, Lưu Thị Lương, Dương Thụy, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Ngọc Liên… Thời điểm đó, sách nói của Phương Nam Books được thực hiện theo hình thức CD.

Đến khi CD, DVD trở nên lỗi thời thì phiên bản này cũng nhanh chóng chìm vào dĩ vãng. Tuy nhiên, sách nói không “chết” mà hiện tại đã chuyển sang một hình thức mới, vừa thức thời vừa tiện dụng cho người nghe, đó chính là các kênh Radio và YouTube.

sach noi

 Lỗ hổng bản quyền sách nói: Nguyên nhân do đâu?

Tiêu biểu như cuốn sách Hành trình về phương đông của nhà xuất bản First New - Trí Việt hiện vẫn đang được bày bán tại các cửa hàng sách trên cả nước. Thế nhưng, chỉ cần gõ từ khóa tên cuốn sách trên trang tìm kiếm Video - Youtube, có ít nhất 5 trang sẽ sẵn sàng đọc cho thính giả nghe từ trọn bộ hay chia thành các phần nhỏ. Phía nhà xuất bản cho biết, cuốn sách chưa từng được bán bản quyền cho một trang sách nói nào.

Với những video sách nói được đăng tải, các kênh YouTube có thể kiếm tiền từ quảng cáo hay bán các sản phẩm liên quan, từ đó thu lợi bất chính. Từ chữ viết chuyển thành âm thanh, hình thức dù có thay đổi nhưng những vi phạm thì vẫn không thể che giấu.

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty Sách First News bày tỏ: “Đây là một sự vi phạm bản quyền và kinh doanh trái phép trên mạng. Ngoài những người thích đọc, chia sẻ nhưng cũng có nhiều người làm Audio Book để kinh doanh, bán theo gói thông qua USB; một số thì kiếm tiền từ YouTube. Chúng tôi sẽ làm việc với các công ty luật về việc này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với chúng tôi là một số tài khoản thì có tên người nhưng một số lại không rõ ràng”.

Ông Phước đề xuất: “Các đơn vị xuất bản cần lên tiếng kịch liệt hơn nữa. Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng Bộ TT-TT nên có sự hỗ trợ các NXB, các công ty sách. Bởi vì bộ là cấp cao nhất có thể làm việc với các công ty như Facebook, YouTube để lưu ý và nhắc nhở họ, tránh sự vi phạm bản quyền ngay tại Việt Nam”.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, sách nói là sản phẩm phái sinh, chuyển thể từ sách giấy sang giọng đọc để người dùng có thể nghe tác phẩm. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, muốn ra được tác phẩm phái sinh thì buộc phải có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp này, nó liên quan đến quyền khai thác, trình diễn, truyển tải và phổ biến ra công chúng, thì thông thường, các NXB nắm quyền này. Để xử lý hành vi xâm phạm tác quyền (quyền sở hữu trí tuệ), chủ sở hữu là các NXB có quyền phản đối và đề nghị được thực thi tác quyền của mình.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Lỗ hổng bản quyền sách nói: Nguyên nhân do đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới