0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 21/12/2021 08:29 (GMT+7)

Lào Cai: “Cơn đau đầu” hơn 40.000 tấn dứa mỗi năm chưa dứt

Với sản lượng khoảng 40.000 tấn mỗi năm, trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3 khiến Lào Cai luôn nan giải với bài toán tiêu thụ dứa.

Ngày 1/4/2021, UBND Lào Cai đã phê duyệt “Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”.

Đề án được phê duyệt nhằm tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, gắn với thương hiệu để quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Theo đó, 12 sản phẩm chủ lực được chú trọng gồm: 7 nông sản (chè, rau, quả, lúa gạo, cây dược liệu, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản); và 5 sản phẩm chế biến lâm sản (sản xuất đồ gỗ, chế biến quế, chế biến măng, chế biến dầu trẩu, chế biến nhựa cánh kiến trắng).

Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc (phiên thứ 16 của Diễn đàn Kết nối Nông sản 970) diễn ra ngày 18/12, ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Lào Cai cho biết, hai trong số những nông sản thế mạnh của tỉnh là chè và chuối đã được đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu.

Thời gian tới, Lào Cai tiếp tục đầu tư, sản xuất, chế biến, tạo ra các chuỗi liên kết vùng, nhất là nhóm nông sản. Tỉnh dự kiến áp dụng nhiều quy trình canh tác hiện đại như nông nghiệp hữu cơ, lập mã số vùng trồng, và đẩy mạnh chuyển đổi số, khoa học công nghệ.

Do có nhiều tiểu vùng khí hậu riêng biệt, Lào Cai còn tiềm năng phát triển phát triển, nhất là cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 700 tấn.

Vấn đề của Lào Cai hiện là dứa, với diện tích khoảng 1.600 ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3. Tỉnh đang phải phân phối qua các kênh bán hàng nhỏ lẻ ở trong nước.

“Rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng”, ông Sỹ nói.

tm-img-alt
Lào Cai có tới 1.600 ha dứa với sản lượng khoảng 40.000 tấn. Ảnh: Kế Toại.

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 10-NQ-TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường còn nhấn mạnh một nhiệm vụ nữa. Đó là, bên cạnh việc tái cơ cấu giống sang cây trồng có hiệu quả cao, Lào Cai sẽ đẩy mạnh sản xuất gắn liền với chế biến, chuyển dịch dần sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa,

Trước mắt đến năm 2025, Lào Cai phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và 4 nhà máy chế biến được sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm sản. Sau năm 2025, địa phương tập trung nâng cấp, phát triển thêm các cơ sở hiện đại để tăng công suất chế biến; trong đó, tập trung một số ngành hàng chủ lực như chế biến dược liệu, chè, quế, thịt gia súc, gia cầm...

Là cửa ngõ kết nối giữa Trung Quốc với khu vực ASEAN, lượng hàng nông sản đi qua Lào Cai rất lớn. Do đó, tỉnh mong muốn Chính phủ, Bộ NN-PTNT, và các Bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu việc xây dựng khu logistics, triển lãm, trưng bày nông sản. Lào Cai đã dành ra quỹ đất hơn 300 ha để chuẩn bị cho kế hoạch này.

Địa điểm thực hiện lựa chọn tại các địa phương có lợi thế dọc tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Cảng hàng không Sa Pa, biên giới cửa khẩu như tại xã Tân Thượng (Văn Bàn), xã Cam Cọn (Bảo Yên), xã Phong Niên, thị trấn Phố Lu Bảo Thắng), xã Bản Vược (Bát Xát), Kim Thành (thành phố Lào Cai).

Bên cạnh đó, Lào Cai kiến nghị Bộ NN-PTNT có chính sách điều chỉnh để tránh ùn ứ cục bộ các sản phẩm từ phía Nam ra, đồng thời sớm đàm phán để tỉnh đưa sản phẩm dứa, quế xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trước mắt, Lào Cai đã chủ động đẩy mạnh nội tiêu, nhiều sản phẩm đã được đưa xuống Hà Nội tiêu thụ.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát, ông Lục Như Trung cho biết, huyện có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc hữu miền núi phía Bắc.

Huyện đang có 1.500 ha trồng chuối, trong đó 1.000 ha đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trung bình mỗi tháng huyện có 300 - 500 tấn chủ yếu bán sang Trung Quốc. Ngoài ra, Bát Xát còn 3.000 ha canh tác lúa đặc sản Séng cù, hơn 100 ha trồng trên 20 loại dược liệu như sâm Bố chính, đương quy, độc hoạt…; và 800 ha trồng rau trái vụ.

Bạn đang đọc bài viết Lào Cai: “Cơn đau đầu” hơn 40.000 tấn dứa mỗi năm chưa dứt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023