Lâm Đồng: Đẩy mạnh hình thành vùng chè ứng dụng công nghệ cao
UBND quận 2 và Ban quản lý KĐTM Thủ Thiêm đã chuẩn bị 198 nền đất tại Bình Khánh để phục vụ bồi thường cho người dân tại 4,3 ha.
Chè là loại cây trồng gắn bó lâu đời với người dân miền núi và cũng là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi. Hiện tại diện tích trồng chè của Việt Nam dao động trong khoảng 125-133 ngàn ha; năng suất chè búp bình quân khoảng 90 tạ/ha và sản lượng chè hàng năm vào khoảng trên dưới 1 triệu tấn búp. Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản lượng chè và thứ 7 thế giới về diện tích trồng chè.
Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và cuối cùng là khu vực đồng bằng Bắc bộ (4,0%).
Các tỉnh có diện tích chè lớn là Lâm Đồng (19,0% diện tích chè cả nước); Thái Nguyên (14,3%) và Hà Giang (12,7%). Hiện có đến 173 loại giống chè cho chất lượng và năng suất cao với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng như shan, PH1, LDP1, LDP2, PT 14… và các giống chè nhập nội như PT 95, Kim uyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân...
Lâm Đồng là địa phương có diện tích trồng chè lớn nhất của cả nước
Được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu - ở độ cao 600 - 1.600 m, đó là một lợi thế để chè Lâm Đồng có năng suất cao, chất lượng tốt so với các vùng trồng chè khác. Hiện Lâm Đồng có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nước với diện tích sản xuất ổn định gần 22 ngàn ha.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Lâm Đồng, hiện diện tích chè toàn tỉnh đạt 12.411 ha, với sản lượng 180 ngàn tấn chè búp tươi; trong đó, có 49,2% chè ứng dụng công nghệ cao.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 155 công ty chế biến chè với quy mô 29.871 tấn thành phẩm/năm và 90 cơ sở chế biến chè với quy mô 17.437 tấn thành phẩm/năm.
Các sản phẩm chế biến khá đa dạng, bao gồm: Chè ô long, chè xanh viên, chè đen, chè xanh ướp hương và chè xanh sơ chế. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu, tiêu thụ chè của các doanh nghiệp giảm mạnh 12,2% về lượng.
Riêng thời điểm đầu dịch Covid-19 giảm mạnh khoảng 50%, do nhu cầu tiêu dùng tại các nước giảm. Thời gian cách ly đa số doanh nghiệp không xuất được hàng, một số doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, số còn lại thì hoạt động cầm chừng.
Hiện, các doanh nghiệp, cơ sở vẫn chưa khôi phục được hoạt động bình thường, do nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa tăng trở lại.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã và đang đẩy mạnh hình thành vùng chè chất lượng cao
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, cùng với rau, hoa và cà phê, chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Lâm Đồng trong lĩnh vực nông nghiệp, được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Trong số các đơn vị sản xuất, chế biến chè tại thành phố Bảo Lộc, có tới 22 doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp đi nước ngoài. Các sản phẩm xuất khẩu gồm: chè Olong, chè xanh, chè xanh ướp hương và chè đen. Thị trường tiêu thụ trải dài từ các nước Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Singapore), khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan) đến các nước Trung Á (Apganistan, Pakistan, Ả Rập) và Mỹ…
Hiện nay, diện tích và sản lượng chè liên tục giảm và chủng loại, chất lượng, giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Chính vì vậy, Lâm Đồng đã tập trung xây dựng 2 vùng chè công nghệ cao tại thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm với diện tích 600 ha.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích nhân dân các địa phương phát triển cây chè, đẩy mạnh việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật trong quá trình lai tạo giống, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm. Nội dung hỗ trợ gồm: Hỗ trợ giá các giống chè mới để trồng thay thế, trồng mới; cấp phát thiết bị chế biến, bảo quản sản phẩm chè; thực hiện các mô hình điểm về ứng dụng Khoa học kỹ thuật gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Trong đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng cũng đề ra những giải pháp về công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản chè với định hướng hỗ trợ cụ thể. Đây thực sự là cơ hội để người làm làm chè tiếp tục nâng cao hơn nữa, đưa sản phẩm thế mạnh của địa phương vươn xa không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Quy hoạch và sắp xếp lại, giảm số lượng nhà máy chế biến, trong đó nhà máy chế biến phải có liên kết với vùng nguyên liệu và nghiêm chỉnh áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm