0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ sáu, 10/07/2020 09:40 (GMT+7)

Lãi suất huy động đang trên đà giảm trong bối cảnh ngân hàng thừa... tiền!

Trong tháng 6 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã có thêm một đợt giảm lãi suất từ 0,2- 0,4 điểm %. Sang tháng 7, chỉ trong vài ngày đầu tháng, các ngân hàng lại đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 19/6/2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,09%) trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%). Đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất cùng thời điểm  các năm 2016 – 2020. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn vượt xa tăng trưởng tín dụng.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tại nhiều địa phương có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay. Trong khi dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp thì tiền tiết kiệm vẫn đổ về ngân hàng.

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm. Các ngân hàng mong muốn tìm được khách hàng để cho vay nhưng chẳng ai có nhu cầu vay vốn.

Các ngân hàng lớn như Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank luôn có lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường nhưng việc tiếp cận nguồn vốn rẻ không hề dễ dàng. Doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, có dự án tốt, có tài sản đảm bảo, là khách hàng lâu năm.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục trong tình trạng dư thừa từ đầu năm đến nay khiến các nhà băng gặp khó khăn trong hoạt động cho vay, vì vậy lãi suất liên tục giảm.

1

Hiện nay, các nhà băng đang dồi dào tiền mặt.  

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) có động thái điều chỉnh tại nhiều kỳ hạn gửi. Khung lãi suất tiết kiệm hình thức lĩnh lãi cuối kỳ dao động trong khoảng từ 4% - 8,3%/năm, giảm 0,2 - 20,25 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Tại các kỳ hạn gửi từ 1 – 5 tháng, lãi suất tiền gửi giảm 0,25 điểm % so với đầu tháng 6, ở mức 4%/năm. Từ kì hạn 6 tháng đến 60 tháng, ABBank điều chỉnh giảm 0,2 điểm lãi suất so với tháng trước (ngoại trừ kì hạn 13 tháng được giữ nguyên).

Hay tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng có sự điều chỉnh giảm ở hầu hết các kì hạn. Cụ thể, kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng giảm nhẹ 0,1 điểm %. Lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên được điều chỉnh giảm đồng loạt 0,3 điểm % mỗi kỳ hạn.

Tại NamABank giảm lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn. Ngân hàng áp dụng giảm 0,3-0,5 điểm % lãi suất áp dụng từ ngày 02/07. Kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống chỉ còn 3,95%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 6,3%/năm và 12 tháng chỉ còn 7,1%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 500 tỷ đồng.

Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7, kỳ hạn 1 tháng chỉ còn từ 3,4-3,6%/năm và lãi suất cao nhất là 6,2%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng với các khoản tiền gửi từ 3 tỷ đồng trở lên.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) điều chỉnh giảm tại một số các kỳ hạn so với hồi đầu tháng 6. Tại kỳ hạn 2 tháng giảm 0,05 điểm % xuống còn 3,9%/năm. Kỳ hạn 3, 4,5 tháng đồng loạt ấn định mức lãi suất là 3,95%/năm, tương tứng giảm lần lượt là 0,1 điểm %, 0,2 điểm % và 0,3 điểm % mỗi kỳ hạn.

Giảm 0,2 điểm % lãi suất tại các kì hạn 6 tháng, 7 tháng và 8 tháng xuống áp dụng cùng mức 6,3%/năm cho khoản tiền gửi dưới 2 tỷ đồng. Các kỳ hạn trên 12 tháng có giá trị tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở xuống cũng được ngân hàng SHB đồng loạt giảm 0,2 điểm % lãi suất và áp dụng trong phạm vi từ 6,5%/năm - 7,1%/năm tuỳ thuộc điều kiện số tiền cũng như kì hạn gửi.

Một ngân hàng vốn giữ mức lãi suất cao nhất nhì hệ thống như Ngân hàng Quốc Dân (NCB) cũng liên tục giảm lãi suất các kỳ hạn trong tháng 6 và tháng 7. Cụ thể, ở tháng 6 lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 7,45% /năm (lĩnh lãi cuối kỳ) thì sang tháng 7 giảm còn 7,25%/năm. Kỳ hạn 12 tháng đã giảm từ 7,8%/năm còn 7,5%/năm (lĩnh lãi cuối kỳ).

Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) cũng điều chỉnh lãi suất từ ngày 2/7. Theo đó, đối với khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 3,9-4,05%/năm, còn lãi suất cao nhất là 7,8%/năm dành cho kỳ hạn13 tháng, số tiền gửi từ 100 tỷ trở lên; dưới 100 tỷ thì chỉ 6,5%/năm.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục giảm lãi suất trong tháng 7 với phạm vi giảm từ 0,1 đến 0,5 điểm % ở nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, khi gửi tiền tiết kiệm tại kỳ hạn 1 và 2 tháng, khách hàng được hưởng lãi suất 3,8%/năm, giảm 0,2 điểm % so với ghi nhận vào đầu tháng 6. Kỳ hạn 4 và 5 tháng, lãi suất giảm 0,2 điểm % xuống còn 4,15%/năm. Giảm 0,5 điểm % lãi suất tại các kỳ hạn từ 7 tháng đến 11 tháng. Trong khi tại kỳ hạn 13,15,18 tháng và các kỳ hạn còn lại, MB giảm đồng loạt 0,2 điểm % lãi suất so với tháng trước.

Đối với các ngân hàng ‘gốc’ Nhà nước như Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV, lãi suất tiền gửi cũng giảm mạnh và duy trì ở mức như nhau ở các kỳ hạn. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng duy trì ở mức 3, 7%/năm, kỳ hạn 3 là 4%/năm, kỳ hạn 6 tháng cố định ở mức 4,4%/năm và 12 tháng là 6%/năm.

Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) điều chỉnh giảm từ 0,4-0,5 điểm phần trăm so với mức lãi suất niêm yết trước đó, đưa lãi suất của nhà băng này chỉ còn từ 3,7%/năm (với kỳ hạn 1 tháng) đến 6,1%/năm (cho kỳ hạn 12 tháng).

Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV), lãi suất giảm từ 0,25-0,5 điểm phân trăm, còn 3,7%/năm (kỳ hạn 1 tháng) đến 6%/năm (kỳ hạn 12 tháng).

Bên cạnh việc giảm lãi suất huy động, các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay. Từ đầu tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,2-0,5 điểm%, so với lãi suất hiện hành, nhằm giải quyết nguồn vốn dư thừa.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Lãi suất huy động đang trên đà giảm trong bối cảnh ngân hàng thừa... tiền!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới