0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ năm, 20/01/2022 14:35 (GMT+7)

Lãi đột biến 325 tỷ đồng, nhưng cổ phiếu L14 rớt giá không phanh

Mới đây, CTCP Licogi 14 (mã chứng khoán: L14) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với kết quả kinh doanh lãi kỷ lục. Tuy nhiên, cổ phiếu L14 thời gian gần đây lại lao dốc không phanh, thậm chí dư bán sàn số lượng lớn. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 56 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Do giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 15,6 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, khoản doanh thu tài chính của L14 tăng đột biến lên mức 379 tỷ đồng, tăng hơn 97 lần so với năm 2020 đẩy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lên mức 325,6 tỷ đồng, tăng 31,47 lần so với cùng kỳ năm 2020. 

Lũy kế năm 2021, L14 đạt doanh thu 166,77 tỷ đồng, tăng 42,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 75 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cả năm 2021 ghi nhận ở mức 397 tỷ đồng. Nhờ đột biến lợi nhuận tài chính đẩy lợi nhuận sau thuế của L14 đạt mức 371 tỷ đồng. Lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ đạt 214 tỷ đồng. 

Tính đến 31/12/2021, L14 có tổng tài sản đạt 1.162 tỷ đồng, tăng gấp 2 so với đầu kỳ. Trong đó, nợ phải trả đạt 409 tỷ đồng, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn đạt 170 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của L14 tăng lên 753 tỷ đồng, công ty cũng có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 225 tỷ đồng. 

Ban lãnh đạo giải thích để có con số tăng trưởng thần kỳ này, sau tái cấu trúc CTCP Licogi 14.6 đã đổi tên thành CTCP Đầu tư tài chính Licogi 14 (LFI). Thực hiện phương án đầu tư tài chính từ quý III/2021 đến hết quý IV/2021. 

Lợi nhuận tăng kỷ lục nhờ LFI đầu tư chứng khoán với các mã gây bão thị trường gần đây như CEO, DIG… Tuy nhiên, từ khi công bố ước lợi nhuận cao kỷ lục, cổ phiếu L14 đã không ngừng rơi, khiến cho các nhà đầu tư "đu đỉnh" thiệt hại nặng. 

Cụ thể, đóng phiên giao dịch ngày 19/1, L14 giảm sàn xuống 317.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 35.300 đồng. Đáng chú ý, L14 còn mất thanh khoản với lượng dư bán sàn vượt 120.000 đơn vị nhưng không được khớp. 

Chỉ 2 phiên giao dịch 18-19/1, L14 đã giảm 118.000 đồng, từ mức 435.600 đồng/cổ phiếu. Mức giảm kỷ lục của sàn chứng khoán về giá trị. Bởi L14 là cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán hiện nay. Tuy vậy, vốn hoá L14 vẫn vượt 10.500 tỷ đồng. 

Trên thị trường, cổ phiếu L14 từng được xem là "hiện tượng lạ" khi tăng phi mã từ giá xấp xỉ 50.000 đồng vào hồi tháng 1/2021 lên mức mốc 440.000 đồng/cổ phiếu (phiên sáng 12/1) để trở thành mã có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán.

Thực tế, cổ phiếu L14 đã giữ vững ngôi vị quán quân thị giá từ tháng 11/2021 đến nay khi vượt qua những mã đắt đỏ khác như VEF và VCF.

Đưa ra nhận định về cổ phiếu L14, Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) từng đánh giá kém khả quan, rủi ro đầu tư cổ phiếu L14 đến từ việc năng lực tài chính và quy mô doanh nghiệp còn khiêm tốn dẫn đến hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các dự án lớn.

Licogi 14 là một thành viên do Tổng Công ty Licogi nắm 25,94% vốn. Tiền thân là Xí nghiệp thi công cơ giới số 14 được thành lập năm 1982 và chính thức cổ phần hoá năm 2005.

Năm 2011, cổ phiếu L14 đã niêm yết trên sàn HNX. Hiện công ty có vốn điều lệ hơn 268 tỷ đồng với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản. Địa bàn kinh doanh của công ty tập trung ở Phú Thọ, Lào Cai và Hà Nội.

Bạn đang đọc bài viết Lãi đột biến 325 tỷ đồng, nhưng cổ phiếu L14 rớt giá không phanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới