0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ hai, 13/07/2020 15:09 (GMT+7)

Khởi nghiệp 2020: Thị trường Fintech Việt Nam hấp dẫn công ty ngoại

Trong kỷ nguyên của công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh, sức ảnh hưởng của lĩnh vực Fintech đang lan rộng ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu.

Theo Nikkei Asia Review cho biết các startup Fintech Việt Nam sắp bắt kịp các đối thủ Singapore về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á khi tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm vào Fintech của Việt Nam đã tăng mạnh từ 0,4% năm 2018 lên 36% trong 9 tháng đầu năm 2019.

Zeta ra mắt nền tảng fintech tại Việt Nam với Sodexo là khách hàng đầu tiên

Hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech của Việt Nam cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2019 đã chứng kiến 136 công ty Fintech được thành lập tại Việt Nam, đứng sau Singapore (1.157), cùng với đó là sự bùng nổ về dòng vốn tài trợ trong năm 2019 với hai thỏa thuận lớn nhất và lớn thứ ba khu vực, dành cho VNPay (300 triệu USD) và MoMo (100 triệu USD) (tính đến 30/09).

Về khả năng thu hút vốn đầu tư, VNPay - công ty cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử của Việt Nam, đứng đầu lĩnh vực Fintech trong báo cáo về vốn đầu tư mạo hiểm vào Fintech ở ASEAN, với tổng số vốn trong các thỏa thuận tài trợ là 300 triệu USD trong năm 2019. Trong khi đó, công ty bảo hiểm Singapore Life đứng ở vị trí thứ 2 với các thỏa thuận trị giá 110,3 triệu USD và ví MOMO Pay của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 với số tiền 100 triệu USD.

Tất cả 10 vị trí hàng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư vào Fintech đều ở Singapore, Việt Nam hay Indonesia. Năm 2019 theo dõi nhiều nỗ lực phát triển Fintech đang được thực hiện tại Việt Nam. Chính phủ cam kết phát triển môi trường kinh doanh thuận lợi để ngành Fintech phát triển mạnh.

Đây đều là những tín hiệu đáng mừng và đầy hứa hẹn cho sự phát triển mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Fintech thành lập tại Singapore đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020.
Gần đây nhất, Công ty khởi nghiệp fintech Zeta có trụ sở tại Bangalore (Ấn Độ) mới đây đã tuyên bố mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á. Startup này ra mắt nền tảng dịch vụ công nghệ tại Philippines và Việt Nam với Sodexo là khách hàng đầu tiên tại hai quốc gia này.

Ông Bhavin Turakhia, đồng sáng lập và CEO Zeta cho hay: "Đây là một cột mốc lớn của công ty và chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khích. Sau khi xây dựng nền tảng này ở Ấn Độ, chúng tôi nhận thấy tiềm năng rất lớn để mở rộng sang các thị trường nước ngoài. Nhờ mối quan hệ chặt chẽ với Sodexo, Zeta rất vui khi tiếp tục cung cấp dịch vụ cho Sodexo ở các quốc gia khác. Việt Nam và Philippines là những thị trường Sodexo đầu tiên được phát hành trực tuyến trên nền tảng Zeta".

Với sự mở rộng này, Zeta đã trở thành một trong những công ty fintech Ấn Độ đầu tiên ra mắt hoạt động kinh doanh tại khu vực ASEAN.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty fintech đã tăng gần 4 lần. Hiện cả nước có hơn công ty 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và Cho vay ngang hàng với số lượng thành viên lần lượt là 28 (được cấp phép, trừ NAPAS) và hơn 70 (không chính thức).

Trong 9 tháng đầu năm 2019, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, theo thống kê của Crowdfundinsider.

Điều này đã phần nào phản ánh được tiềm năng của lĩnh vực fintech, cũng như giải thích cho nguyên nhân hàng loạt fintech trong và ngoài nước thời gian qua đổ bộ vào thị trường Việt Nam.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp 2020: Thị trường Fintech Việt Nam hấp dẫn công ty ngoại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới