0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 20/11/2021 11:11 (GMT+7)

Hai công ty chè Việt Nam giành hợp đồng 2 triệu USD tại Triển lãm Quốc tế Selangor

Hai công ty chè Việt Nam là Công ty TNHH Nam Sơn và Asia Tea đã giành được hợp đồng 2 triệu USD tại Triển lãm Quốc tế Selangor 2021.

Theo thông tin, chiều 19/11, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Selangor 2021 (SIBS 2021), Giám đốc công ty chè Kong Wooi Fong của Malaysia-ông Liew Choon Kong đã cùng Tham tán Thương mại Việt Nam tại Malaysia - ông Phạm Quốc Anh ký thỏa thuận mua chè của Việt Nam, với tổng giá trị hợp đồng lên tới 2 triệu USD.

tm-img-alt

Cụ thể, hai công ty cung cấp chè của Việt Nam cho công ty chè Malaysia là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nam Sơn và Asia Tea. Đây là hai trong số những công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè lớn của Việt Nam.

Với 20 năm kinh nghiệm, Công ty chè Nam Sơn hiện là công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại chè đen và chè xanh với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều nước trên thế giới, thậm chí là quy định về thực phẩm của châu Âu.

Được biết, Asia Tea - với khẩu hiệu “Niềm tin của khách hàng là nền tảng để cải tiến chất lượng sản phẩm” - mỗi năm xuất khẩu khoảng 10 tấn chè và đang hướng tới mục tiêu 12 tấn/năm.

Với 90 năm hoạt động, Kong Wooi Fong là công ty tiêu biểu của ngành công nghiệp chè Malaysia và là nhà cung cấp trà gói hàng đầu cho các đại siêu thị của Malaysia, với thương hiệu nổi tiếng “Montea.”

Sau lễ ký thỏa thuận, Giám đốc Liew Choon Kong đã bày tỏ sự hài lòng với đối tác Việt Nam, đồng thời đánh giá cao chất lượng sản phẩm chè của Việt Nam, đặc biệt là chè đen.

Đòn bẩy giúp chè Thái Nguyên vươn xa ra thị trường thế giới

Giám đốc Liew Choon Kong cho hay, với vị trí xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường Malaysia, sau Indonesia, Việt Nam đang có nhiều thế mạnh. Để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Malaysia, Việt Nam nên thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế để nắm được nhu cầu thưởng thức chè của người dân bản địa.

Đại diện cho hai công ty chè của Việt Nam ký thỏa thuận với đối tác Malaysia, Tham tán Phạm Quốc Anh chia sẻ để thâm nhập thị trường Malaysia, các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm và đồ uống Việt Nam cần phải đạt được chứng chỉ Halal bởi đây là quốc gia Hồi giáo. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tích cực tham gia những hội chợ, triển lãm quốc tế về hàng hóa và thực phẩm lớn của Malaysia.

tm-img-alt
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia.(Nguồn: Hằng Linh/Vietnam+)

Với chủ đề "Selangor - Cửa ngõ đi vào ASEAN," SIBS 2021 diễn ra từ ngày 18 đến 21/11 và được tổ chức kết hợp giữa hình thức hội nghị kinh doanh và triển lãm.

Đây là dịp để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có cơ hội tham gia và đối thoại trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách, đồng thời chứng minh rằng doanh nghiệp có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra giải pháp cho các vấn đề cấp bách nhất ở Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), xây dựng tương lai sáng lạn hơn ngay từ bây giờ.

Năm nay, góp mặt tại SIBS có hơn 2.000 gian hàng đến từ 10 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam trưng bày gian hàng thực phẩm và đồ uống với nhiều nông sản thế mạnh như chè, cà phê, hoa quả sấy. Ngoài ra, gian hàng còn có sự hiện diện của sản phẩm sơn KOVA thuộc Tập đoàn sơn KOVA, với hơn 25 năm phát triển hàng đầu tại Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Hai công ty chè Việt Nam giành hợp đồng 2 triệu USD tại Triển lãm Quốc tế Selangor. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới