0915 15 67 76 [email protected]

Hà Nổi thúc đẩy ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm

Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan liên quan ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về hệ thống truy xuất.

Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nông sản, Hà Nội sẽ phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội, nhân dân về tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong việc truy xuất nguồn gốc. Theo đó phục vụ yêu cầu bảo đảm an toàn sản phẩm và hội nhập quốc tế; hướng dẫn doanh nghiệp kết nối tới hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm chung của thành phố, tiến tới kết nối lên Cổng truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia...

Để công tác truy xuất nguồn gốc đạt hiệu quả cao hơn nữa, Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan liên quan ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về hệ thống truy xuất nguồn gốc, các quy định, hướng dẫn việc ứng dụng thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc bằng mã QR cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại các địa phương và tích hợp lên Hệ thống truy xuất hàng hóa quốc gia. Triển khai bắt buộc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số nhóm hàng hàng hóa nông, lâm, thủy sản. Hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chế tài trong việc kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các sản phẩm được kinh doanh trên môi trường mạng.

Hà Nổi thúc đẩy ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm
Hà Nổi thúc đẩy ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tham mưu UBND TP công nhận Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm TP Hà Nội (check.gov.vn); đồng thời, phối hợp các sở, ngành liên quan phát triển, quản lý “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản và thủy sản thực phẩm an toàn cho Thành phố” với mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện, tích hợp, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Tiếp tục tham mưu các cơ chế hỗ trợ các cơ sở kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có truy xuất tham gia hệ thống.

Thực tế từ năm 2017 tới nay, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm Hà Nội đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 2.854 cơ sở (tăng 740 cơ sở so với năm 2018) là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản; 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn.

Hà Nổi thúc đẩy ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm
Truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm

Cùng với đó hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, 238 doanh nghiệp của 35 tỉnh, thành phố với 8.702 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên Hệ thống (tăng 4.140 mã so với năm 2018).

Hà Nội đã có 141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường (đạt 100% chỉ tiêu); 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc. Hệ thống đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Hà Nổi thúc đẩy ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.