Gía tiêu hôm nay 11/12: Trong nước đi ngang, thị trường xuất khẩu giảm giá
Giá tiêu hôm nay 11/12/2021, tại thị trường trong nước vẫn giảm sâu ngang mức giá cùng thời điểm sáng qua. Hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 81.000 - 84.000 đ/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 82.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 81.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 81.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 84.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 83.000 đồng/kg.
Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Trong tuần, thị trường hồ tiêu có 3 phiên đứng giá, 3 phiên giảm. Giá cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất tại Gia Lai.
Trước những đợt suy giảm liên tiếp từ đầu tháng 11/2021, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng vững.
Tuy nhiên, hôm qua sau hơn 1 tháng duy trì ở mức cao, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng Việt Nam xuất khẩu giảm 100 USD/tấn, tương ứng 4.290 USD/tấn và 6.400 USD/tấn. Điều này có thể khiến thị trường trong nước giảm sâu hơn nữa.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân do biến thể Omicron của Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu. Nhiều nước đã có kế hoạch phong tỏa, hạn chế đi lại, cấm du lịch, kéo theo đó là nhu cầu hàng hóa cuối năm bị suy giảm.
Bộ Công Thương cho biết, do ảnh hưởng của việc vận chuyển nên rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác EU hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác. Dự kiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022.
Với tình hình kinh doanh năm nay, xuất khẩu hồ tiêu cả năm 2021 có thể đạt hơn 900 triệu USD, tăng gần 300 triệu USD so với năm ngoái.
Dịch bệnh gây khó khăn rất lớn đối ngành hồ tiêu, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Trong đó, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới để bảo đảm xuất khẩu thuận lợi nhất. Đồng thời, liên kết với nông dân để tạo ra vùng nguyên liệu bền vững.