0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 11/11/2021 13:27 (GMT+7)

Giá nguyên vật liệu tăng sốc, hàng loạt doanh nghiệp xi măng lỗ đậm trong quý III

Hàng loạt doanh nghiệp xi măng báo lỗ trong quý III do trong tháng 10, tình hình giá các nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng như điện, than, dầu, thạch cao… tăng cao.

Cụ thể, than là nhiên liệu chiếm 40 - 45% giá thành sản xuất xi măng. Giá than trung bình thế giới đã tăng mạnh 110% so với cùng kỳ và 75% so với đầu năm, lập kỷ lục trong lịch sử, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

tm-img-alt

Tiêu thụ sụt giảm vì COVID-19, hàng loạt doanh nghiệp xi măng báo lỗ.

Các nguồn đầu vào leo thang đã khiến giá thành sản xuất đội lên đáng kể nên hàng loạt doanh nghiệp xi măng trong nước đã đồng loạt tăng giá bán trong tháng 10. Nhiều đơn vị cho biết đã đưa ra nhiều giải pháp để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất nhưng vẫn không thể bù đắp được tỷ lệ tăng giá.

Các doanh nghiệp xi măng mang bức tranh xám màu

Thông tin từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, đại dịch COVID-19 lần thứ tư từ 27/4 đến nay đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh quý III của Vicem và các đơn vị thành viên.

Vicem cho biết tiêu thụ xi măng trong nước của toàn xã hội trong quý III đạt gần 12 triệu tấn, giảm khoảng 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng Vicem đạt gần 4 triệu tấn giảm khoảng 21% so với cùng kỳ và bằng 71,5% so với kế hoạch quý.

Chưa chờ đến cơn sốt đầu tư công, giá xi măng đã có dấu hiệu tăng vì cú sốc năng lượng.

Việc xuất khẩu xi măng của toàn Vicem cũng giảm do thị trường xuất khẩu chính là Philippines,Trung Quốc gặp khó khăn do đang là mùa mưa bão và tình trạng bùng phát dịch bệnh gần đây (Philippines), cước tàu biển tăng cao và rất khó thuê được tàu.

Theo kế hoạch quý III/2021, Vicem dự kiến đạt doanh thu thuần 8.890 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 428,5 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, Vicem chỉ đạt lợi nhuận trước thuế quý III toàn tập đoàn hơn 3% kế hoạch quý (khoảng 13 tỷ đồng), bằng 2,4% so cùng kỳ 2020. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ giảm 62%, các công ty sản xuất xi măng lỗ 79,6 tỷ, giảm gần 391 tỷ đồng so cùng kỳ.

Theo thống kê, nhiều doanh nghiệp xi măng họ Vicem có doanh thu bị sụt giảm, đa số nguyên nhân đến từ việc tiêu thụ khó khăn tại thị trường nội địa, và công ty không thể tăng giá bán. Biên lãi gộp hầu hết đều giảm mạnh. Đây cũng là quý chứng kiến bức tranh ảm đạm với nhiều khoản lỗ được ghi nhận.

tm-img-alt
Nhiều doanh nghiệp báo cáo doanh thu sụt giảm mạnh, nhất là Xi măng Hà Tiên 1 do các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách chặt chẽ. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2021).

Xi măng Hà Tiên 1 (Mã: HT1), doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn tại khu vực phía Nam có một quý kinh doanh xám màu khi hầu hết các chỉ số tài chính đều đi xuống so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần của HT1 giảm 48% xuống gần 1.039 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty giảm 55%. Biên lãi gộp sụt giảm từ 16,8% còn 4,4% khi giá nguyên liệu chính tăng giá mạnh. Hệ quả, công ty lần đầu tiên báo lỗ kể từ quý IV/2013 với mức lỗ 19,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 148 tỷ.

Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC) - thị trường tiêu thụ chính ở khu vực Bắc Trung Bộ và một số tỉnh phía Bắc cũng có kết quả kinh doanh bết bát.

Doanh thu của công ty đạt 879 tỷ đồng, giảm gần 17%. Dù các chi phí đã được tiết giảm nhưng vẫn lỗ hơn 8 tỷ đồng so với mức lãi 21 tỷ đồng cùng kỳ.

Tại báo cáo tài chính riêng quý III/2021 BCC cho thấy khoản phải thu ngắn hạn khách hàng 344 tỷ đồng, gấp 5,2 lần so với đầu năm. Đồng thời, BCC có khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 95 tỷ đồng.

Xi măng Vicem Bút Sơn (Mã: BTS) cũng cùng chung cảnh cho biết, các thị trường cốt lõi đều nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đặc biệt là Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội nên các công trình xây dựng phải ngừng thi công.

Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ tại các địa bàn lân cận Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh… cũng giảm do khó khăn trong vận chuyển xi măng và chi phí bị đội lên do xét nghiệm COVID-19 cho lái xe.

Kết quả quý III vừa qua cho thấy doanh thu thuần của BTS giảm gần 15% so với cùng kỳ. Các chi phí đã bào mòn hoàn toàn doanh thu đạt được, khiến công ty lỗ sau thuế 7,6 tỷ, còn quý III/2020 lãi hơn 12 tỷ.

Xi măng Vicem Hoàng Mai (Mã: HOM) trong khi đó phải đối diện khó khăn trong việc thuê phương tiện vận tải đi các địa bàn xa nhà máy ở Quảng Bình, Quảng Trị,… Từ giữa tháng 7, tỉnh Hà Tĩnh rồi sau đó là Nghệ An thực hiện giãn cách.

tm-img-alt
Nhiều doanh nghiệp xi măng báo lỗ trong quý III, biên lãi gộp giảm một đến một đến hai chữ số phần trăm. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2021).

Tuy nhiên, Vicem Hoàng Mai lại có kết quả khả quan hơn các doanh nghiệp cùng ngành khác, với doanh thu tăng hơn 8% so với quý III/2020, đạt gần 472 tỷ đồng.

Nhờ có thêm khoản lợi nhuận khác 2,44 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế quý III cũng xấp xỉ quý III năm ngoái với gần 500 triệu đồng.

Doanh nghiệp xi măng đồng loạt tăng giá bán

Các doanh nghiệp tăng giá bán xi măng thêm 80.000-90.000 đồng một tấn do khó kiểm soát chi phí sản xuất, nhất là khi than đang khan hiếm.

tm-img-alt

Giá xi măng đã có dấu hiệu tăng vì cú sốc năng lượng.

Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) thông báo tăng 80.000 đồng một tấn xi măng Vicem Hà Tiên cho loại bao 50 kg kể từ đầu tháng này. Cũng cùng mức tăng, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (BCC) bán xi măng bao và rời với giá cao hơn 6% kể từ cuối tháng 10.

Cùng thời điểm, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai (HOM) chọn mức tăng 50.000 đồng một tấn đối với tất cả chủng loại xi măng.

Xi măng Hà Tiên 1 cho biết, đã cố gắng tìm giải pháp tiết kiệm trong sản xuất, tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu nhưng vẫn không thể bù đắp chi phí. Tương tự, Xi măng Bỉm Sơn cũng không bù đắp được tốc độ gia tăng của nguyên vật liệu đầu vào nên phải tăng giá bán.

Bạn đang đọc bài viết Giá nguyên vật liệu tăng sốc, hàng loạt doanh nghiệp xi măng lỗ đậm trong quý III. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.