0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 12/11/2021 15:29 (GMT+7)

Giá lương thực toàn cầu chạm đỉnh kỷ lục mới trong tháng 10 kể từ tháng 7/2011

Trong báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, tính đến tháng 10 năm nay, giá lương thực thế giới đã tăng tháng thứ ba liên tiếp và lập đỉnh mới kể từ tháng 7/2011.

Cụ thể, theo Reuters đưa tin, chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 133,2 điểm trong tháng 10 năm nay, tăng so với mức 129,2 điểm của tháng 9. Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này tăng trong năm 2021.

Chưa kể, chỉ số giá lương thực của tháng 10 cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7/2011. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số này đã tăng 31,3%.

tm-img-alt
Chỉ số giá thực phẩm FAO trong 60 năm qua (1961-2021). Giá lương thực thế giới trong tháng 10-2021 đạt đỉnh kỷ lục từ năm 2011 đến nay và gần vươn tới cuộc khủng hoảng giá lương thực những năm đầu thập niên 1970. Nguồn: FAO.

Ngoài ra, trong tháng 10, chỉ số giá ngũ cốc tăng 3,2% so với tháng trước, chủ yếu do giá lúa mì tăng 5%, duy trì đà tăng trong tháng thứ năm liên tiếp và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2012.

Chỉ số giá sữa tăng 2,6 điểm so với tháng 9 do nhu cầu nhập khẩu bơ, sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem tăng trên toàn thế giới. Giá pho mát vẫn giữ ở mức ổn định do nguồn cung từ các nước sản xuất lớn đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu toàn cầu.

Giá dầu thực vật cũng tăng kỷ lục 9,6% trong tháng 10 và lập kỷ lục, trong đó có nguyên nhân giá dầu cọ tăng do thiếu hụt lao động ở Malaysia.

Ngược lại, giá đường toàn cầu giảm 1,8% trong tháng 10, chấm dứt chuỗi 6 tháng tăng liên tiếp, FAO nhấn mạnh.

Tương tự, chỉ số giá thịt mất 0,7% so với tháng 9, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Giá thịt heo và trâu bò đi xuống do thị trường Trung Quốc giảm lượng mua và giá thịt từ nhà cung ứng Brazil hạ nhiệt.

Tuy nhiên, giá thịt gia cầm và trứng lại tăng do nhu cầu cao và triển vọng sản lượng không khả quan.

Trong năm qua, giá nông sản đã tăng mạnh do mất mùa và nhu cầu tăng cao. FAO cho biết, tình trạng khan hiếm nguồn cung lúa mì trên thị trường thế giới bắt nguồn từ việc giảm sản lượng thu hoạch ở các nước xuất khẩu lớn, đặc biệt là tại Canada, Nga và Mỹ. Tình trạng này tiếp tục gây áp lực tăng lên giá lúa mì.

FAO cũng cắt giảm dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2021 xuống còn 2.793 triệu tấn, so với ước tính 2.800 triệu tấn hồi tháng trước. Điều này phản ánh ước tính sản lượng lúa mì giảm ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, bù đắp cho dự báo tăng sản lượng ngũ cốc thô.

FAO cũng cho biết, sản lượng ngũ cốc thế giới dự kiến sẽ vẫn đạt mức cao kỷ lục, nhưng sẽ kéo theo nhu cầu giảm, dẫn đến dự trữ ngũ cốc cũng được dự báo sẽ giảm.

Bạn đang đọc bài viết Giá lương thực toàn cầu chạm đỉnh kỷ lục mới trong tháng 10 kể từ tháng 7/2011. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023