Giá heo hơi hôm nay 17/11: Thị trường không có nhiều biến động
Giá heo hơi hôm nay (17/11) duy trì đi ngang tại nhiều nơi, riêng miền Trung, Tây Nguyên tăng nhẹ ở một số tỉnh thành. Những phiên gần đây giá heo xuất chuồng ít biến động so với trước.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Tại miền Bắc giá heo hơi duy trì xu hướng đi ngang trong hôm nay.
Hiện tại, Hưng Yên tiếp tục là địa phương dẫn đầu khu vực khi đạt ngưỡng 46.000 đồng/kg.
Theo sau là Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình đạt mức 45.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Tuyên Quang thu mua heo hơi ở mức 44.000 đồng/kg
Tỉnh Phú Thọ giá thấp hơn, quanh mức 43.000 đồng/kg
Mức giá thấp nhất là 42.000 đồng/kg, đang được giao dịch tại thành phố Hà Nội.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi ít biến động trong hôm nay, dao động trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg.
Tỉnh Quảng Nam, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế thu mua heo hơi ở mức 45.000 đồng/kg.
Quảng Trị là địa phương duy nhất điều chỉnh giá heo hơi trong hôm nay, tăng 1.000 đồng/kg lên mốc 46.000 đồng/kg, ngang bằng với Lâm Đồng.
Mức giao dịch thấp nhất khu vực là 44.000 đồng/kg, hiện có mặt tại tỉnh Nghệ An.
Giá heo hơi hôm nây tại miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam không có thay đổi về giá trong ngày hôm nay, dao động trong khoảng 42.000 - 46.000 đồng/kg.
Khu vực miền Đông Nam bộ, các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,... ghi nhận mức từ 45.000 - 46.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, các tỉnh thành là Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh,....cùng giao dịch trong khoảng 42.000 - 44.000 đồng/kg.
Trong lĩnh vực chăn nuôi TP Cần Thơ còn phát triển chậm so với tiềm năng. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch Tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên đàn vật nuôi và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Từ đầu năm 2021 đến nay, hoạt động chăn nuôi của thành phố duy trì tổng đàn heo trên 128.880 con, đạt hơn 99% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.
Trong 10 tháng, tổng sản lượng thịt gia súc đạt trên 27.400 tấn, tăng 39% so với cùng kỳ. Hiện nay sản lượng chăn nuôi cung ứng khoảng 70% nhu cầu thị trường của thành phố Cần Thơ, phần thiếu hụt được cân đối nhập từ các tỉnh, thành khác để cung ứng đủ cho người tiêu dùng.
Quyết liệt phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 - đầu năm 2022
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT tại Chỉ thị số 6477/CT-BNN-TY ngày 08/10/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các nội dung phòng dịch như: Bố trí các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật đã được UBND Thành phố ban hành; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
Các địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi, trang trại, trong việc chủ động phòng chống bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm. Khai báo kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện dịch bệnh nguy hiểm, tuyệt đối không được giấu dịch, không bán chạy gia súc, gia cầm mắc dịch hoặc nghi mắc dịch, không vứt xác gia súc, gia cầm ra môi trường, theo VTV.
Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả; Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quản lý, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để lây lan ra diện rộng; Chỉ đạo các phòng chức năng, các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống dịch. Xử lý nghiêm đối với các địa phương để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.