0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ năm, 07/10/2021 06:37 (GMT+7)

Giá dầu thế giới tăng mạnh: Cổ phiếu ngành dầu khí có hưởng lợi?

Theo nhận định, giá dầu sẽ vẫn là động lực dẫn dắt nhóm cổ phiếu dầu khí trong thời gian tới. Bất chấp những khó khăn trong hoạt động của ngành dầu khí trong năm 2021 do làn sóng Covid-19 hiện tại.

Giá dầu thế giới tháng 9 đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Vậy nhưng đến đầu tuần này, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước đồng minh ngoài khối, gọi tắt là nhóm OPEC+, vẫn quyết định không đẩy nhanh tốc độ tăng sản lượng. Động thái này khiến giới phân tích “tin rằng” giá “vàng đen” có thể sớm đạt mốc 100 USD/thùng.

tm-img-alt

Ngược với giá khí, giá dầu thế giới tăng mạnh lại đang tác động rõ rệt tới nhóm cổ phiếu dầu khí.

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Nghiên cứu Khách hàng cá nhân MBS, giá dầu thế giới tăng trưởng tốt sẽ giúp cổ phiếu họ dầu khí hưởng lợi. Theo ông quan điểm của ông Sơn, nếu mùa đông châu Âu khắc nghiệt hơn dự báo, việc giá dầu vọt lên 90 USD/thùng như dự báo của Goldman Sachs là có thể.

Trong khi đó, trong báo cáo mới đưa ra đầu tháng 10/2021, Chứng khoán VNDirect (VNDS) cho rằng, cổ phiếu dầu khí trong nước sẽ tiếp tục có động lực tăng trưởng nhờ giá dầu Brent nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng do nguồn cung phản ứng chậm trước sự phục hồi của nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Giá dầu thô trên thị trường thế giới hôm qua có lúc đã chạm đỉnh 3 năm khi vượt mốc 83 USD/thùng, giá dầu tương lai WTI chạm đỉnh 7 năm. Giá dầu tăng mạnh khi OPEC+ nhất trí giữ nguyên thỏa thuận tháng 7 là tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến ít nhất tháng 4/2022 để phục hồi dần mức cắt giảm 5,8 triệu thùng/ngày, thay vì tăng thêm lượng cung ra thị trường.

Trong cuộc họp vào hôm thứ Hai tuần này, nhóm OPEC+ đã quyết định giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày trong tháng 11. Trước đó, một số nước tiêu thụ dầu lớn, gồm Mỹ và Ấn Độ, đã hối thúc OPEC+ tăng sản lượng nhiều hơn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tăng tốc cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Trước thực tế này, giá dầu thế giới đã liên tiếp tăng mạnh trong phiên ngày thứ Hai và thứ Ba, nối tiếp xu hướng “leo thang” đã có từ trước đó. Nếu tính từ đầu năm, giá cả hai loại dầu đã tăng khoảng 60%.

Do đó, đà tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ là động lực chính cho sự phát triển của kinh tế thế giới sau đại dịch, từ đó thúc đẩy nhu cầu dầu thô toàn cầu. Trong khi đó, nguồn cung vẫn eo hẹp. Nhóm OPEC+ không thay đổi sản lượng khai thác.

Còn theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), trong tháng 9, kho dự trữ của Hoa Kỳ giảm 3,5 triệu thùng xuống 414 triệu thùng, gần chạm mức thấp nhất trong ba năm. EIA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu có thể tăng 5,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021, lên mức trung bình 97,4 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 101 triệu thùng/ngày vào năm 2022, gần tương đương nhu cầu dầu thô trước đại dịch (2019).

Đầu tháng 10/2021, giá khí thiên nhiên (LNG) thế giới giao ngay Henry Hub đạt mức 6,3 USD/mmbtu, tăng 143% so với mức đầu năm 2021, và tăng 143% so với cùng kì năm ngoái. Đây cũng là mức giá cao nhất của khí thiên nhiên tính từ cuối năm 2008.

Như vậy, giá khí chỉ tăng nhất thời hay chu kỳ khí rẻ đã kết thúc? Theo các chuyên gia phân tích của SSI, có ba nguyên nhân khiến giá khí tăng vọt thời gian qua.

Thứ nhất, nhu cầu phục hồi nhanh khi các nền kinh têd mở cửa trở lại, đặc biệt các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sau tác động của biến thể Delta. Cầu tiêu thụ tăng nhiều hơn so với mức tăng của nguồn cung, khiến giá khí được đẩy lên cao. Đặc biệt là đối với khu vực Châu Âu, tồn kho khí thiên nhiên đang ở mức thấp đáng kể so với mức trung bình 5 năm qua.

Thứ hai, nguồn cung LNG bị gián đoạn do nhiều yếu tố như thời tiết, Covid-19 và địa chính trị. Cụ thể,  nguồn cung LNG từ của Mỹ - quốc gia xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới – bị ảnh hưởng do bão Ida cuối tháng 8 vừa qua. Thêm vào đó, nguồn cung LNG bị ảnh hưởng do các hoạt động bảo dưỡng lớn các cơ sở LNG kéo dài tại Úc, Nga, Quatar do Covid-19 hay vụ cháy cơ sở LNG của Nauy, khiến nguồn cung LNG sụt giảm trong ngắn hạn. 

Bạn đang đọc bài viết Giá dầu thế giới tăng mạnh: Cổ phiếu ngành dầu khí có hưởng lợi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới