Giá cà phê hôm nay 20/12: Thế giới và trong nước đi ngang, cao nhất đạt mức 46.000 đồng/kg
Giá cà phê trong nước duy trì quanh ngưỡng 40.800 - 41.600 đ/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 20/12 duy trì ổn định 2 sàn giao dịch lớn.
Hiện tại, cà phê tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 40.800 đ/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 41.600 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 41.500 đ/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 41.500 và 41.400 đ/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 41.500 đ/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 41.400 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 41.400 đ/kg.
Kết thúc phiên giao dịch mới nhất, giá cà phê Robusta trên sàn giao dịch London giao tháng 1/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.439 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 34 USD/tấn ở mức 2.333 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2021 giảm 2,1 cent/lb, ở mức 234,75 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,15 cent/lb, ở mức 234,85 cent/lb.
Kết thúc tuần qua, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 63 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 42 USD/tấn, cấu trúc giá đảo nghịch được nới rộng. Bên cạnh đó, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 2,15 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 2,5 cent/lb.
Đại diện Bộ NN&PTNT đánh giá, việc sản xuất và tiêu thụ cà phê của nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững. Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý. Khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường.
Người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình.
Do vậy, ngành hàng cà phê muốn đi xa phải đi cùng nhau, phải có sự liên kết giữa các tỉnh. Đồng thời, kết hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương để tạo thành quy mô lớn hơn, xây dựng thương hiệu cà phê Tây Nguyên.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục triển khai Dự án VnSAT và một số dự án khác để phát triển cà phê bền vững.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, Bộ sẽ chọn đặt cơ sở hạ tầng logistics cho ngành cà phê nhằm tạo ra giá trị cà phê cao hơn, có nhiều sản phẩm tinh chế hơn. Từ đó, tạo ra chuỗi ngành hàng để tăng giá trị cho hạt cà phê và tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê.