Gần chục nghìn tỷ đồng sẽ được giải ngân để xoá 6 trạm BOT?
Khoảng 190.100 được đề xuất phân bổ cho ngành giao thông từ gói phục hồi kinh tế để giải quyết bất cập tại các trạm thu phí BOT và đầu tư lại các dự án giao thông quan trọng trên khắp cả nước.
Khoảng 190.100 tỷ sẽ được đề xuất phân bổ
Căn cứ vào thời gian của chương trình phục hồi kinh tế đến năm 2025. Bộ GTVT đề xuất phân bổ cho ngành giao thông khoảng 190.100 tỷ đồng từ gói phục hồi kinh tế này để đầu tư các dự án giao thông quan trọng và giải quyết bất cập tại các trạm thu phí BOT.
Nguồn tiền trên sẽ được Bộ GTVT giải ngân theo bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1, Bộ GTVT đề xuất bố trí 9.427 tỷ đồng để xóa bỏ bảy trạm BOT không thu phí được do người dân phản đối. Cụ thể là trạm BOT Bờ Đậu (QL3), cầu Thái Hà (Thái Bình), trạm Bỉm Sơn (TP Thanh Hóa), trạm La Sơn - Túy Loan (nối Huế - Đà Nẵng), trạm Km1747 (QL14), Ninh Xuân (Khánh Hòa) và trạm T2 (QL91).
Giai đoạn 2, gói phục hồi kinh tế bổ sung cho ngành giao thông khoảng 17.582 tỷ đồng để triển khai 18 dự án đường bộ, đường thủy.
Giai đoạn 3, Bộ GTVT sẽ đầu tư nối thông đường Hồ Chí Minh, hoàn thành ba dự án thuộc giai đoạn 2 của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam; đầu tư một số dự án đường bộ ở phía Nam như Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận… với số vốn là 97.236 tỉ đồng và hoàn thành vào năm 2025.
Giai đoạn sau năm 2025, Bộ GTVT mong muốn chương trình bổ sung 65.659 tỉ đồng để triển khai chín dự án giao thông lớn. Như dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Buôn Ma Thuột - Vân Phong, An Hữu - Cao Lãnh, vành đai 3 TP.HCM, vành đai 4 Hà Nội…
Đề xuất các cơ chế đặc thù để giải ngân nguồn vốn
Đi kèm với những dự án, Bộ GTVT đề xuất các cơ chế đặc thù để giải ngân nguồn vốn được nhanh nhằm sớm phục hồi kinh tế. Cụ thể như cơ chế chỉ định thầu các gói thầu tư vấn để rút ngắn thủ tục, thời gian lựa chọn nhà thầu, sớm khởi công xây dựng; chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án giải phóng mặt bằng…
Trước đó, theo những thông tin báo chí đăng tải, Bộ KH&ĐT đang xây dựng gói kích thích kinh tế có thể lên tới 800.000 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần thúc đẩy công tác đầu tư công. Trong đó cần lựa chọn những dự án, công trình đã được phê duyệt để có thể giải ngân ngay trong các tọa đàm chương trình phục hồi kinh tế mới đây,