0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 14/01/2022 07:47 (GMT+7)

Dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh thành dừng bắn pháo hoa dịp Tết 2022

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều tỉnh thành như: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Phòng... đã thông báo tạm dừng bắn pháo hoa và các loại hình lễ hội trong dịp Tết 2022.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh đã thông báo tạm dừng bắn pháo hoa và các loại hình lễ hội, các hoạt động tập trung đông người không cần thiết trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Ngày 13/1, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Nguyễn Đức Trung đã ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết để bảo đảm người dân đón Tết vui tươi, an toàn.

Nghệ An cũng yêu cầu các địa phương chủ động phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị các ca nhiễm Covid-19; chuẩn bị trạm y tế lưu động tại các vùng nguy cơ cao để ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình cũng quyết định tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và không bắn pháo hoa đêm giao thừa; yêu cầu các đơn vị, tổ chức không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, các sự kiện, liên hoan, tiệc cuối năm.

Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán cũng được yêu cầu hạn chế di chuyển khi không cần thiết để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Trong khi đó, UBND TP.Hải Phòng đang đề nghị xin được bắn pháo hoa tại một điểm ở Khu công nghiệp Vsip (huyện Thủy Nguyên). Trong quá trình tổ chức bắn pháo hoa, thành phố sẽ không cho người dân vào trong khu vực và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trước đó, Hải Phòng dự kiến bắn pháo hoa tại 3 điểm gồm trung tâm thành phố, khu công nghiệp Vsip và huyện Vĩnh Bảo.

Còn tại tỉnh Bình Thuận, ngoài chỉ thị yêu cầu địa phương không tổ chức bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần, người đứng đầu Tỉnh ủy tỉnh này cũng yêu cầu các đơn vị không tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà cấp trên và lãnh đạo các cấp; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi…

Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2021 trước ngày 20/1, để tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị năm 2022 ngay từ đầu năm và chăm lo tết cho nhân dân.

Ngoài ra, các địa phương cần quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn... Đặc biệt, chú ý chăm lo, thăm hỏi, động viên các gia đình có người thân, trẻ em có cha, mẹ từ trần do dịch Covid -19 để bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết.

Bạn đang đọc bài viết Dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh thành dừng bắn pháo hoa dịp Tết 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.