0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 04/05/2022 13:39 (GMT+7)

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội

Hệ thống ao hồ ở Hà Nội là một phần quan trọng trong cảnh quan đô thị, nó không chỉ mang đến không gian tươi mát mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, nguồn nước.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 1
Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 2

Trong báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày tại Thủ đô vào khoảng 300.000 tấn. Đây cũng là tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Thành phố.

Ước tính có hàng chục tấn kim loại, 320 tấn dầu mỡ, trên 3600 tấn chất hữu cơ và nhiều dung môi – kim loại, virus- vi khuẩn gây bệnh khác được thải trực tiếp ra môi trường mỗi ngày.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 3
Hồ Tây dần trở lại dáng vẻ ban đầu sau những nỗ lực của Thủ đô

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho biết, lượng nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi xả ra môi trường chỉ chiếm khoảng 10% (tương đương 35.000 – 40.000 trên tổng 350.000 – 400.000 m3 nước thải qua xử lý).

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Và Cộng đồng (CECR), có tới 80/120 ao hồ của Hà Nội bị ô nhiễm. Trong số đó, 71% hồ có giá trị BOD5 >15mg/l - vượt quá tiêu chuẩn cho phép (BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C), 14% hồ bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng, 32% hồ bị ô nhiễm nhẹ. Ngoài chỉ tiêu BOD5, các chỉ tiêu khác như: nồng độ COD, NH4,.. trong hầu hết các hồ cũng đều vượt quá giá trị cho phép.

Ghi nhận của Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường, hồ Tứ Liên (Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội) đang có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Mực nước hồ rất thấp, đặc quánh bốc mùi, rác thải trôi nổi, cỏ dại phủ kín diện tích hồ. Trên bờ hồ, đoạn giáp đường Xuân Diệu, chất đầy vật liệu xây dựng. Hồ Tứ Liên đã không còn có dáng dấp của một hồ điều hòa mà thay vào đó là một bãi sình lầy.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 4
Hồ Tứ Liên bị ô nhiễm nặng nề.

Cách hồ Tứ Liên không xa, hồ Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) cũng đang “chết dần, chết mòn”. Bờ hồ tuy đã được kè lại, song rác thải vẫn tràn ngập, nước thải khiến một số vùng nước trên mặt hồ bắt đầu đổi màu, bốc mùi khó chịu.

Tại quận Đống Đa, hồ Linh Quang sau 18 năm thực hiện dự án cải tạo vẫn ngổn ngang rác thải. Nước hồ cạn, có nhiều vũng đen, sình lầy, bốc mùi tanh hôi. Một phần hồ đã bị lấn chiếm, chưng dụng thành bãi để xe ô tô. Rác thải vứt bừa bãi hai bên bờ hồ, phế liệu ngổn ngang.

Xử lý nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường, ao hồ

tm-img-alt
GS.TS Đặng Kim Chi.

GS.TS Đặng Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam từng chia sẻ, một số làng nghề nước thải có nhiều hóa chất độc hại, cần phải thu gom nước thải tập trung và có những biện pháp xử lý giống như nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, với các làng nghề có diện tích lớn hoặc tập trung xen kẽ vẫn có thể áp dụng biện pháp xử lý phân tán, sau đó mới đưa vào xử lý chung. Đặc biệt, phải hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển và bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội. Các cơ sở làng nghề cần thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong đó có cả thu phí bảo vệ môi trường với các làng nghề gây ô nhiễm. "Cùng với đó, xây dựng cơ chế vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo nguyên tắc, ai xả nước thải gây ô nhiễm người đó phải trả tiền. Đây là giải pháp rất quan trọng để đưa ra những phương án, quy trình, biện pháp giám sát, kịp thời phát hiện trường hợp không xử lý nước gây ô nhiễm” - GS.TS Đặng Kim Chi cho biết thêm.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 6
Hồ Linh Quang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhắc tới hồ Linh Quang và tình trạng chung tại các hồ ở Hà Nội, PGS. TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam phải thốt lên rằng: “Hồ Linh Quang đã trở thành một vũng sình lầy. Ô nhiễm đến mức hiện nay không thể nhìn thấy nước mà chỉ thấy bùn lầy. Xét về chất lượng nước của các hồ tại Hà Nội, phải đến 95-97% hồ bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Có nhiều hồ bị ô nhiễm khủng khiếp đến mức không thể gọi là hồ được nữa”, ông Tiến bức xúc.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 7

Hiểu được tính cấp bách của việc bảo tồn nguồn nước cũng như giữ gìn hệ thống ao hồ, UBND TP. Hà Nội đã có nhiều chính sách, hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ hệ thống ao hồ của Thành phố. Nhiều dự án cải tạo hồ, kè bờ, làm sạch nước hồ, xây dựng cảnh quan hồ đã được Thành phố chỉ đạo thực hiện.

Trong giai đoạn 2016-2019, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt cho Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua hơn 400 tấn hóa chất Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm các ao, hồ, sông ô nhiễm trên địa bàn. Công ty này đã tiến hành xử lý ô nhiễm nước tại gần 100 hồ trong nội thành, 50 hồ tại ngoại thành Hà Nội.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 8
Hình ảnh hồ Ba Mẫu sau khi cải tạo giữ được cảnh quan thiên nhiên.

Trước đây, hồ Ba Mẫu là một trong những hồ ô nhiễm nặng tại Hà Nội. Người dân thậm chí còn không dám đến gần do nước hồ có mùi khó chịu, rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt hồ rất mất thẩm mỹ. Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã giao Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội tiến hành xử lý ô nhiễm tại hồ Ba Mẫu bằng phương pháp sử dụng chế phẩm Redoxy 3C. Qua thời gian dài xử lý và thực hiện, hiện nay hồ Ba Mẫu đã sạch trở lại, trở thành không gian sinh hoạt chung của khu dân cư xung quanh.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 9
Hồ Giảng Võ sạch – đẹp sau khi cải tạo.

Vào năm 2015, hồ Giảng Võ được đánh giá là một trong những hồ ô nhiễm bậc nhất tại Hà Nội.Sau nhiều hoạt động cải tạo, kè bờ và xây dựng không gian, hồ Giảng Võ giờ đây đã lấy lại được vẻ tự nhiên. Khuôn viên quanh hồ đã được cải tạo xây dựng thành không gian xanh, công viên để người dân có thể thư giãn và tập luyện thể dục thể thao, nước hồ trở lại màu xanh vốn có.

Sau sự kiện cá chết hàng loạt, cuối năm 2019, dự án thí điểm làm sạch Hồ Tây áp dụng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản đã được triển khai. Dự án đem lại nhiều kết quả tích cực. Theo kết quả đo tại hiện trường của Viện Công nghệ Môi trường (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ), nồng độ pH trong hồ đạt mức 7.4 được cho là ổn định và thích hợp để các loài cá sinh sống.

Xử lý triệt để nguồn nước thải

Theo các chuyên gia về môi trường, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm sông, hồ nhiều năm qua là do nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh và nước thải của khu, cụm công nghiệp chưa qua xử lý xả thẳng vào sông, hồ. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào sông, hồ…TS. Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu cho rằng, giải pháp căn cơ cho vấn đề ô nhiễm sông, hồ ở Hà Nội là phải xử lý được nguồn nước thải. "Hầu hết các sông, hồ ở Hà Nội ô nhiễm là do nguồn nước thải đổ thẳng vào, nếu chính quyền quyết tâm xử lý ô nhiễm thì phải xử lý được nguồn nước thải, nếu không sẽ không có cách nào giải quyết triệt để được", TS. Đào Trọng Tứ khẳng định.

tm-img-alt
TS. Đào Trọng Tứ

Theo ông Tứ, nhiều nước trên thế giới đặt nặng vấn đề xử lý nước thải đầu nguồn. Các gia đình đều có hệ thống xử lý nước thải, sau đó mới đổ ra sông, hồ. Chính quyền đặt vấn đề đô thị lên hàng đầu, nếu công trình nào không có hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn thì sẽ không được xây dựng. “Nếu Hà Nội đặt quyết tâm xử lý ô nhiễm thì về lâu dài phải áp dụng các biện pháp "cứng rắn" như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện, như xử lý nước thải từ đầu nguồn các gia đình, công ty…”, TS. Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.

Hồ Gươm – nơi được coi là biểu tượng của Hà Nội cũng từng trải qua thời kỳ ô nhiễm nghiêm trọng, mất khả năng tự làm sạch, độ pH trong hồ có lúc lên đến 9,4 -10,5. Để “giải cứu” Hồ Gươm, Công ty Thoát nước Hà Nội đã thực hiện 3 phương án: Nạo vét lớp bùn tích tụ đáy hồ, thanh thải phế thải lòng hồ; Bổ cập nước định kỳ kết hợp với điều tiết mực nước tạo sự điều hòa, lưu thông cho nước trong hồ; Sử dụng chế phẩm Redoxy – 3C để xử lý ô nhiễm khi cần thiết. Qua nhiều nỗ lực, hiện tại Hồ Gươm đã sạch hơn rất nhiều.

Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội (Bài 3) - Ảnh 11
Hồ Gươm lấy lại vẻ đẹp trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.

Trong thời gian tới, theo quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội năm 2030, tầm nhìn năm 2050, khu vực trung tâm Thành phố sẽ đầu tư và xây dựng 13 nhà máy xử lý nước thải, với tổng công suất lên đến 905.000m3/ngày đêm. Tính đến tháng 9 năm 2021, thành phố đã tiến hành xây dựng xong 5 nhà máy xử lý nước thải bao gồm: Yên Sở, Trúc Bạch, Kim Liên, Hồ Tây và Hồ Bảy Mẫu. Hiện các nhà máy này đã đảm bảo công suất 232.300 m3/ ngày đêm, chiếm 26% tổn lượng nước thải tại trung tâm thành phố.

Thực hiện: Nhóm PV

Thiết kế: Thế Hiệp

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia hiến kế giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo đảm quỹ đất cho dự án trọng điểm, cấp bách
Chiều 5/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc trực tiếp, trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về dự thảo quyết định điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg.
5 nhóm vấn đề mới của Luật Đất đai (sửa đổi)
Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Thường trực Phan Đức Hiếu cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã có nhiều điểm mới, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.