0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ năm, 09/09/2021 07:25 (GMT+7)

Cảnh báo buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý Dược cảnh báo, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Lô τһսốᴄ đіềս τɾị Cօ‌ⱱіɗ-19 ‌ցіả bị Côո‌‌ց αո‌ TP.HCM bắt giữ ngày 21/8
Lô thuốc điều trị Covid-19 ‌giả bị Côո‌‌ց αո‌ TP.HCM bắt giữ ngày 20/8

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 10425/QLD-KD yêu cầu 24 cơ sở sản xuất thuốc trên toàn quốc báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose.

Cục Quản lý Dược cho biết, hiện đã cấp phép nhập khẩu cho một số đơn hàng dược chất, bán thành phẩm thuốc gồm 4 loại có tên trên của các cơ sở sản xuất thuốc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kiểm nghiệm và sản xuất thuốc xuất khẩu.

Khi đồng ý nhập khẩu cho các đơn hàng, Cục Quản lý Dược ghi rõ cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm, không sử dụng vào mục đích khác, không lưu thông trên thị trường.

Các cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để sản xuất thuốc xuất khẩu, không sử dụng vào mục đích khác. Thuốc thành phẩm sản xuất không được lưu hành Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Dược, hiện nay, có hiện tượng một số đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Cảnh báo buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc
Công văn số 10425/QLD-KD của Cục Quản lý Dược yêu cầu 24 cơ sở sản xuất thuốc trên toàn quốc báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose.

Để tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực dược, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch COVID-19, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở nghiêm túc thực hiện việc sử dụng các nguyên liệu được cấp phép nhập khẩu trên đúng mục đích theo công văn đồng ý nhập khẩu Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose của Cục Quản lý Dược.

Các cơ sở thực hiện việc báo cáo, cập nhật trong vòng 24 giờ kể từ khi có thay đổi (tăng, giảm) về số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) trên trang điện tử dichvucongdav.gov.vn và gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng các nguyên liệu theo mẫu hoặc khi có sự thay đổi so với lần báo cáo trước.

Liên quan đến việc sản xuất và buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, như Thương hiệu và Sản phẩm đã thông tin, thời gian qua lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 một số đối tượng đã sản xuất, buôn bán, quảng cáo các loại thuốc như: Hỗ trợ điều trị COVID-19; thuốc điều trị Covid-19,...Các loại thuốc này được các đối tượng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượng...

Cụ thể, ngày 2/9, Đội 5 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường đã phối hợp với lực lượng chức năng đã khám xét một ôtô 5 chỗ màu đỏ tại khu vực B1 Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe đang vận chuyển gần 500 hộp thuốc điều trị Covid-19.

Thời điểm kiểm tra, chủ xe là Nguyễn Thu Huyền (SN 1979, trú tại quận Cầu Giấy) không xuất trình được hóa đơn, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hộp thuốc trên xe. Số thuốc điều trị Covid -19 bị thu giữ gồm 2 loại: 40 viên/ hộp và 50 viên/ hộp.

Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ do nước ngoài sản xuất, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Trên thị trường, hiện nay, mỗi hộp thuốc này đang được các đối tượng giao dịch với giá dao động từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng...

Cảnh báo buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc
Số thuốc điều trị Covid -19 bị Đội 5 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường bắt giữ ngày 2/9

Ngày 27/8, Đội Quản lý thị trường số 15 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an quận Hoàng Mai đã phát hiện một lô hàng có nhiều dấu hiệu nghi vấn được đặt trước sảnh tòa CT16 khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Bà N.H.P. (45 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) là người có mặt tại thời điểm đó cùng lô hàng.

Nhanh chóng tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 50 hộp thuốc hiệu ARBIDOL 10 viên/hộp và 3 hộp thuốc AREPLIVIR 40viên/hộp. Số thuốc này bà P. không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Tại trụ sở điều tra, bà P. khai thu mua số thuốc trên qua mạng xã hội với giá 180.000 đồng/hộp ARBIDOL và 2,9 triệu đồng/hộp AREPLIVIR. Người phụ nữ cho biết hai loại thuốc này sẽ làm ức chế virus, tăng cường đề kháng, giảm lây nhiễm và điều trị Covid-19, được sử dụng nhiều tại Nga.

Tại TPHCM, qua thời gian theo dõi, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện đối tượng Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, thường trú tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và đồng bọn có dấu hiệu buôn bán thuốc tân dược không rõ nguồn gốc, thuốc tân dược giả; trong đó có một số loại thuốc khan hiếm trên thị trường hiện nay có chức năng hỗ trợ điều trị COVID-19.

Ngày 20/8, trinh sát phát hiện Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chở 1 thùng carton nghi vấn chứa tân dược giả nên tiến hành kiểm tra.

Kết quả phát hiện có 150 hộp thuốc điều trị COVID-19 hiệu TERPINCODEIN. Thuận khai nhận đây là tân dược giả, do Thuận tự mua nguyên liệu, đem về sản xuất rồi bán ra thị trường kiếm lời.

Đối tượng Nguyễn Đức Thuận cùng tang vật
Đối tượng Nguyễn Đức Thuận cùng tang vật

Từ lời khai của Thuận, cơ quan Công an tiến hành khám xét khẩn cấp tại 3 địa điểm là nơi sản xuất, tàng trữ, buôn bán tân dược giả tại quận Phú Nhuận, quận Tân Bình và quận 8 đã phát hiện khu vực sản xuất tân dược giả là… nhà vệ sinh.

Nguyên liệu và thuốc thành phẩm được các đối tượng để dưới nền nhà. Cơ quan chức năng tạm giữ số lượng rất lớn nguyên liệu, hơn 630.000 viên tân dược giả các loại và công cụ, phương tiện sản xuất thuốc giả.

Trong đó có: 3.116 hộp thuốc phòng, chữa trị COVID-19 giả các nhãn hiệu Neo - Cordion, Angmentin; 2,5kg viên thuốc màu trắng không có nhãn hiệu dùng để sản xuất thuốc Fugacar giả; 100 vi Neo - Codien; 100 lọ thuốc Staragan 500 loại 200 viên/lọ; 50 lọ thuốc Staragan đã bóc nhãn hiệu…

Trước đó, ngày 18/8, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường TPHCM phát hiện kho thuốc và trang thiết bị y tế không có nguồn gốc, xuất xứ tại một căn nhà trên đường Tô Hiến Thành (Quận 10) do Đặng Thị Hồng Duyên và Đặng Khánh Dư làm chủ, thu giữ 800 bộ test nhanh COVID-19, 460 hộp thuốc tân dược hiệu Salbutant, 700 hộp Efferalgan và nhiều thuốc tân dược, vitamin, viên xông mũi không có hóa đơn chứng từ.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Mrs Grand Vietnam 2024 chính thức khởi động
Công ty TNHH Truyền thông Phan Oanh Media và BTC cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam vừa chính thức công bố khởi động mùa 2 cuộc thi Mrs Grand Vietnam 2024- Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2024.

Tin mới